Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

TRÀ TAM TỬU TỨ


Huỳnh Văn Cát

Trà tam tửu tứ là một thành ngữ Hán-Việt mà bất cứ gã nghiện dốt nát nào cũng hiểu ,huống chi là đám người tử tế, đám người có cái vốn văn hóa dân gian láu lỉnh cộng với cái lời của nền học vấn tinh ma.Vì thế, ý nghĩa thành ngữ kia càng phong phú,đa dạng đến bất ngờ. Hôm ấy ở nhà hàng PMH phỏng chừng trên dưới mươi người có nữ có nam thân mật một cách trịnh trọng theo thứ bậc lớn trước nhỏ sau. Tiếng nói,cười chen nhau rộn rã hòa cùng tiếng lốp bốp, leng keng của nắp keng bay tạo thành khúc dạo đầu rình rang. Chỉ có tiếng đũa chạm vào các đĩa sơn hào hải vị là khẽ khàng tương xứng với cái nhìn lén lút của các đại sư phụ đạo đức vụng trộm. (ví von như vậy để câu chuyện có phần sinh động chớ không có ý phê phán hoặc bỡn cợt. Bỡi vì đám người này có cương vị  hẳn hoi).
Rượu (thực ra là bia,nhưng gọi rượu để cuộc sum vầy có ý nghĩa thanh đạm hơn)đã cạn mấy tuần. Mặt cụ nào cũng đỏ gay như quả gấc, nhưng không vì thế mà bàn tiệc sang trọng nầy thành đám người bát nháo.
Đám hoàng hậu không ngôi của quí thượng đế không ngai châm đầy li ngọc dâng mỹ tửu.Ông chủ xị trịnh trọng đứng dậy. Tay phải nâng li, tay trái xoa xoa cái má nhọ nồi rỗ sổ, miệng mỡ đôi môi đen sì duyên dáng mời cả bàn.                                                                                                           Xong. Ông giương cặp mắt lươn ti hí cất tiếng mà rằng:
- Thưa các anh, tôi xin đọc bài thơ tình do tôi ứng tác. (Vừa nói ông vừa ghé nhìn một mệnh phụ hây hẩy cái tình xuân đang đá lông nheo với một người có mái tóc xoăn, cằm vuông. )
                      Trên trời có áng mây bay,
                     Dưới đất có kẻ ăn mày tình yêu.
                       Mây bay theo gió đổi chiều,
                     Ta yêu chỉ một dáng kiều em thôi.
                        Không duyên nợ cũng thề bồi.
                      Sao em vội giở thói đời gió bay!?
“Con cóc ngồi đó Con cóc nhảy đi” bỗng biến thành con phượng, con hoàng tung cánh. Tiếng vổ tay giòn tan như tiếng pháo,tiếng trầm trồ, tiếng tôn hót hòa theo.
Phấn khởi,vui mừng hơn cả anh khóa ngốc “thí đồ khoa giáp bảng” (anh học trò dốt đi thi đỗ bảng vàng), ông hào hứng:
- Sách có chữ TRÀ TAM TỬU TỨ, ai cắt nghĩa thấu đáo câu nầy được thưởng năm li, cắt nghĩa sai thì bị phạt năm li.Tôi là người cầm cân công lí ở chốn công đường. í...quên, ở chốn trà dư tửu hậu nầy nhé.
Một cánh tay lễ phép giơ lên. Mấy chục con mắt tưng tưng dồn lại...
Anh Chuột Bạch (sở dĩ, có cái biệt danh nầy là vì anh sở hữu nước da trắng, cặp mắt chuột và dáng người thon thả của gã thư sinh họ Bùi, tên Kiệm) xơn ra hưởng ứng theo kiễu tiền hô hậu ủng. Có lẽ muốn khoa trương kiến thức (vì bấy lâu nay thiên hạ đồn giăng giăng:anh mù u chuyên môn nhưng giỏi nịnh nên mới được ngồi ghế C V) hơn là lấy lòng đàn anh mà  bất chấp cuộc chơi có nhiều mẹo mưu gian lận, thưởng phạt bất minh,đúng- sai ù ù cạc cạc theo thói đời “lập lờ đánh lận con đen”.
Anh thao thao bất tuyệt một cách đại hải tràng giang như sau:
“Là dân chơi sành điệu, ít ra cũng phải hiểu biết sâu sắc bốn chữ Trà Tam Tửu Tứ. Về trà tam,thì trái đất nầy có ba loại trà nổi danh. Về rượu tứ, thì thế giới nầy có bốn loại rượu nổi tiếng.
Ba loại trà danh bất hư truyền đó là Tuyết Sơn trà, Trảm Mã trà và Trinh Nữ trà.
Tuyết Sơn trà có gốc gác ở núi Tuyết Sơn bốn mùa mây phủ tận bên Tây Tạng. Do đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu và thời tiết,trà có mùi thơm thoang thoảng như lan rừng và nước trà có màu bạch ngọc,vị trà hơi đắng...
Trảm Mã trà được chế biến rất công phu.Công việc đầu tiên là chọn một cặp bạch mã, con đực thân hình vạm vỡ, bộ ngù thật khủng; con cái mông to,ngực nở,chân dài,huê sung  màu đỏ hình trái lê  dựng ngược thuộc giống đích lư(loại ngựa Lưu Bị chuyên dùng) .Vào mùa xuân, cô ả động tình xuân, chú long câu du dương mộng. Người ta lên núi Thái Sơn hái lộc trà non ở độ cao trên hai ngàn mét, đem về cho đôi ngựa đó ăn no và để chúng tự do thưc hiện cái bản năng duy trì nòi giống. Ba ngày sau,người ta đem đôi uyên ương đi trảm thủ, rồi mổ bụng lôi bao  chè ra xông khô bằng than hồng pha ít trầm hương.
Trinh Nữ trà  thơm mùi hương trinh nữ.Muốn có món độc nhất vô nhị nầy, triều đình phải tuyển chọn một số thanh nữ còn trinh và tuyệt vời xinh đẹp.Đến mùa xuân,đám trinh nữ nầy cùng một số người nữa lên núi cao lấy đọt trà non đem về.Rồi mĩ nhân ướp trà ấy quanh nưả cái phần dưới khỏa thân của mình trong một cái túi gấm. Thời gian ướp trà phai đủ hai ngày đêm liên tiếp.Sau đó sấy khô...”
Lời người nói còn đang tiếp diễn,thì ông chủ xị ra hiệu dừng.
Ông đến gần anh Chuột Bạch vừa thân mật vừa trân trọng:
- Thưa cả bàn,tôi công nhận đây là người tài giỏi có kiến thức uyên bác.anh có câu trả lời vừa đúng vừa hay. Anh không những sáng tạo trong việc làm mà còn linh hoạt trong việc chơi.Nhờ câu trả lời của anh mà tôi có dịp được khoe với quí vị:cái món trà Trinh Nữ, tôi được vinh dự ẩm rồi. nó ngon ghê gướm. Để tưởng thưởng tầm trí tuệ bậc  cao nầy, tôi xin mời anh em nâng li...
Có lẽ do lời khen làm sướng hay do anh nôn nóng muốn nói tiếp phần tửu tứ mà anh nốc vội cả chai,bọt bia tràn dài hai mép. Mắt lim dim ném một cái nhìn kín đáo cho cái chị áo xanh.
Chuột Bạch đang muốn làm tiếp phần còn lại của câu trả lời thì có một giọng đồng hài hước vang vang:
- Trà ướp...tôi e có khi bị bán mùi.Vì lở người đẹp hôm đó bị no hơi sình bụng.
Tiếng nói ,tiếng cười lại ồn ào náo nhiệt hẵn lên. Ông chủ xị không giấu được sự bực tức, đứng phắt dậy:
 -Phạt thằng nầy năm li
 -Phạt vì tội gì?
-Tự mầy hiểu lấy.
Thế là anh kia ừng ực một thoi.
Không khí lắng xuống một vài giây,không khí lại sôi lên sùng sục. Nhóm lớn nhóm nhỏ chụm đầu vào nhau cười nói huyên thuyên theo tiếng cụng li lách cách.
  Chủ xị là tay khôn ngoan đáo để. Biết mình không kiềm chế cảm xúc,lỡ lời kẻ cả với đàn em. Hậu quả là không còn ai hứng thú bàn luận chuyên đề Trà Tam Tửu Tứ nữa.Ông bèn đổi giận làm vui:
  -hi..hì...hì...Ai còn có ý kiến gì không?
  Cả bàn chưa kịp nhìn quanh thì có người nhanh nhẩu đứng lên:
  -Theo tôi,uống rượu phải có bạn, có bè mới vui, con số ba con số bốn là con số chỉ số nhiều không xác định cụ thể. Như chúng ta hôm nay đây trên dưới  mươi  người nhưng vẫn cư gọi trà tam tửu tứ.
  Chủ xị chưa kịp đáp từ. Tiếng li đã cơm cớp,tiếng nước đã trôi tuồng tuộc theo tiếng hít hà và tiếng đũa
  Phiá đầu bàn đối diện với chủ xị có người đứng dậy cãi lại:
   -ý kiến vừa rồi không đúng
 Chưa kịp tiếp lời thì chủ xị vặn vẹo “không đúng chỗ nào?” , cả bàn miệng rì rầm , tai vễnh lên tỏ vẻ ngạc nhiên.Anh kia sửa đôi kính cận,liếm liếm bờ môi, rồi nói một cách tự tin:
  -Cái chốt của vấn đề là con số lẻ gắn với trà, con số chẵn đi liền với rượu.Không ai nói trà tứ tửu tam mà chỉ nói trà tam tửu tứ.( anh ta vừa nói vừa nheo con mắt có đuôi theo dõi thính giả) .Bởi vì một lẽ giản đơn là do đặc điểm của hai chất kích thích này. Trà làm người uống tĩnh tâm, khách dùng trà có thể cùng trò chuyện về một đề tài từ đầu tới cuối.Người này nói, những kẻ kia nghe và tuần tự ý kiến , cho nên dù có lẻ về số lượng vẫn không ai bị lẻ loi. Trong rượu có chất kích thích làm cho thần kinh hưng phấn cuồng nhiệt.Men đã ngấm rồi thì con người ta càng cảm thấy tâm hồn cỡi mở, muốn tâm sự chuyện trò, muốn giãi bày gan ruột với một vài ai đó. Có kẻ thích luận văn chương, có người ưng bàn thế sự, có kẻ ưa rượu chè, trai gái...Và lúc đó, ai có nhu cầu nào thì tự tìm đến nhau . Họ thường nói chuyện cặp đôi. Nếu bàn rượu với con số lẻ thì thế nào cũng có kẻ cô đơn.
   Ông chủ xị ì ạch mang cái bụng bự đến người vừa phát ngôn, hô lớn:
      -Thưởng ư...ơ...ng ưởng, anh em ơi.
 Mấy em tiếp thị nhanh tay mở nắp theo tiếng ồn.
 Dân gian sao mà thông minh,sao mà phong phú, sao mà đa sự thế kia? Có lẽ nền văn hóa ẩm thực nước nhà đã đến lúc nở rộ trăm hoa trong thời bia rượu,thời trà tam tửu tứ, thịnh hành.
                                           Quê nhà 24.11.2011
 
   

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2011

CHÙM THƠ VUI VỚI LỤT

  Huỳnh Văn Cát


                                        
Nước lụt tràn về một cách khủng khiếp.
Người vùng thấp dầm nước nước chèn chống nhà cửa, ngươi vùng cao lo lắng.
Nói chung, bà con ta lo lắng cho nhau trong cơn hoạn nạn.
Tin nhắn hỏi thăm nhau tới tấp. Nước lụt cầm chừng, nước lụt rút đi.
Ai mà không vui. Bạn tôi, một người dí dỏm gởi SMS:
                                                      
                       Lụt nguồn sao lắm bùn non?
                       Lấm lem lấm lút chẳng còn chỗ mô.
                        Tưởng đâu còn một chỗ khô.
                        Xem ra cũng ướt làm “sô” bây giờ?

Cái chỗ tưởng khô mà cũng ướt  là nơi cất giữ đồ đạc. Nhà thấp mà!
Tôi cũng nổi hứng :
                                                   
                       Nhà anh thằng nhỏ lút đầu
                     Nhà em bì bõm nông sâu thế “nồ”?
                     Lụt to em bị ướt đồ?
                     Chờ khi nước giựt anh vô phơi giùm.

Cô hàng xóm nghe tôi đọc bài này cũng họa theo ngay :

                     Thân em có một cái đồ
                   Bi chừ bị ướt tô hô con trùn
                   Lụt to nước cứ lớn luôn
                  Bao giờ nước giựt anh có buồn thì sang phơi !

Anh bạn có máu nghệ sĩ của tôi lại tiếp tục cuộc chơi:
                                          
                     Nhà mình nước lụt ngồi chồ
                  Lo nhà hàng xóm ướt đồ tội chưa!
                  Mong trời hết lụt bớt mưa
                  Để sang hàng xóm sớm trưa phơi đồ

                                             Huỳnh Văn Cát