Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012

THƠ VUI của BÙI HOÀNG TÁM



1. Bài thơ về vú

           
Ngày xửa ngày... chưa xưa, để tuyên truyền cho chị em phụ nữ biết cách làm đẹp cơ thể, hai ti đều đặn, không bị "lệch lạc quan điểm" bên nhỏ, bên to, ngành y tế tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền cho chị em đang nuôi con nhỏ cách chăm sóc vú bằng rất nhiều băng zôn, khẩu hiệu.
Để thể hiện văn học luôn bám sát đời sống xã hội, phản ánh hiện thực cuộc sống mà các nhà "ní nuận" nước nhà gọi là Dòng văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, có bài thơ rằng:

                      Chị em ta khi cho con bú
                      Vú bên này và vú bên kia
                      Nhớ rằng luôn phải phân chia
                      Hôm qua vú nọ, hôm kia vú này....
Bùi Hoàng Tám tôi xin thêm mấy câu để khuyến cáo anh em:
                        Anh em táy máy cái tay
                        Hôm kia vú này, hôm nọ vú kia
                        Cả khi trót dại, ơ kìa...!
                        Nhớ rằng luôn phải phân chia cho đều.

            2. Bài thơ dự thi:
Vợ tôi dở dại dở khôn
Ngày dăm bảy bận dí  lồn vào thơ
Tôi thì ra ngẩn vào ngơ
Ngày dăm bảy lượt dí thơ vào lồn
Kỳ này trao giải Quý Đôn
Đề nghị xét cả cho lồn và thơ
Mấy tay giám khảo ất ơ
Lại đem bỏ tuốt cả thơ ra ngoài –
      (không xét thơ, chỉ xét cái …).

TIẾU LÂM



1. TÁI CHÍN và TÁI GIÁ


Một chị hàng phở góa chồng, vẫn đương xuân sắc.

Nhờ có duyên bán hàng, phở lại ngon nên lúc nào quán cũng đông khách. Trong đám khách, có một bác văn nghệ say đắm chị. Bác ấy sáng nào cũng ghé quán ăn phở để được ngắm chị, và rồi ngỏ lời cưới chị. 
Chị hàng phở cam phận giữa đường đứt gánh, quyết thờ chồng nuôi con. Nhưng bác kia không buông tha. Một tối, chị hàng phở mời người khách kia đến nhà chơi và đưa ra vế đối, hẹn rằng nếu đối được thì chị sẽ ...

Vế đối rằng:

 NẠC - MỠ nữa mà chi! Em nghĩ CHÍN rồi! Đừng nói em câu TÁI - GIÁ.
Bác kia choáng quá! Tự mày mò đối lại mà không được.

 2. ĂN CHO ÍCH VÀO THÂN
Có hai vợ chồng thầy ký nuôi một thằng ở, ngày nào cũng để nó ăn cơm nguội. Thằng ở tinh quái, nghĩ ra một kế xỏ chủ nhà. Một hôm cô ký đang ngồi ở đằng sau, thằng ở nói rằng: “Mình ở nhà này mới một tháng, chỉ ăn cơm nguội mà con c. to như thế này”.

Cô ký nghe thấy, cứ lẳng lặng đi ra. Từ đấy, bữa nào cũng bắt chồng ăn cơm nguội, cơm sốt thì cho thằng ở ăn. Chồng lấy làm lạ, hỏi mãi, vợ không nói.

Sau tức quá, nói to lên rằng: “Tại làm sao mà cứ bắt người ta ăn cơm nguội mãi thế”. Vợ bất đắc dĩ nói rằng: “Ăn cho ích vào thân, chứ tại làm sao mà căn vặn mãi”.

3. TẰM ANH ĐÃ ĐÓI CHƯA
Một phú ông có hai con gái xinh lắm. Một hôm thành gia thất chị, bố sai em đi xem người nào may khéo, để may nhiều quần áo lịch sự, mà may trong ba hôm xong. Cô ta đi đến một người bảo như thế.

Người thợ thấy cô ta xinh, muốn chim.

Khi cô ả đến giục thì anh ta ngẩn mặt ra, không nói đến sự may. Cô ta hỏi rằng: “Sao anh ngẩn mặt thế”. Anh ta nói rằng: “Bây giờ tôi có việc cần, chưa có thể may được”. Cô ta hỏi rằng: “Việc gì”. Anh ta nói rằng: “Bây giờ con tằm tôi nó đói, phải cho nó ăn bồ hôi người mới no được”. Cô ta hỏi: “Thế ăn bồ hôi tôi có được không?”.

Anh ta nói rằng: “Tốt quá”, rồi dắt cô ta vào phòng ...

Cô ta về nhà, một phút sau lại đến hỏi rằng: “Tằm anh đã đói chưa?”. 

                               (Theo truyện cười dân gian)

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

GỬI NHÀ VĂN TRẺ



Jorge Mario Pedro Vargas Llosa 

Lý Chiêm dịch
Jorge Mario Pedro Vargas Llosa (Nobel văn học 2010) được coi là một trong những nhà văn Mỹ La tinh vĩ đại nhất hiện nay (cùng với Juán Nepomuceno Carlos Pérez Rulfo Vizcaíno, Carlos Fuentes Macías,Jorge Luis Borges và Gabriel José García Márquez), là tác giả tích cực nhất, có thành công thương mại nhất trong không gian văn học này ở thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI. Các tác phẩm của ông được dịch ra hàng chục thứ tiếng nước ngoài và được chuyển thể điện ảnh.
Phần trích dẫn dưới đây từ “Những bức thư gửi nhà văn trẻ” (Cartas a un joven novelista) của Vargas Llosa sẽ giải mã vài bí mật “bếp núc” cho những người dám dấn thân vào văn học.

NHÂN TƯỚNG QUA CA DAO


Theo ca dao
Hình ảnh minh họa: internet
Không phải vô lý mà có câu:
“Trông mặt bắt hình dong
con lợn có béo thì lòng mới ngon”
Tướng diện con người bao gồm các yếu tố từ hình dáng, diện mạo, cách đi đứng, các chi tiết cơ thể (như râu, tóc, trán, tay, chân, ngực, tai, mũi, mắt…) lời ăn tiếng nói…
Từ xa xưa, người Việt luôn luôn nhìn nhận các yếu tố bên ngoài của cơ thể như một cách để giãi bày những nhận định, suy đoán về tính cách con người. Tất nhiên việc xem tướng như vậy không thể nói là chính xác nhưng đó cũng là sự đúc kết kinh nghiệm của người bình dân khi nhìn nhận về con người qua tướng mạo, hình thức.
Sự nhìn nhận đánh giá đó cho chúng ta thấy đời sống tinh thần của người bình dân hết sức đa dạng, phong phú thể hiện qua mảng ca dao nói về tướng mạo – tính cách.
Trong bài này, chúng tôi không nêu lại nhiều câu ca về đề tài này, người viết chỉ xin lược qua vài câu ca dao nói về nhân tướng tiêu biểu kèm theo vài hình ảnh minh họa vui và lạ:
Đàn ông không râu bất nghì
Đàn bà không vú lấy gì nuôi con

Cá tươi xem lấy đôi mang
Gái khôn xem lấy đôi hàng tóc mai

Người xấu duyên lặn vào trong
Bao nhiêu người đẹp duyên bong ra ngoài

Trán cao, mắt sáng phân minh
Là người học rộng, công danh tuyệt vời

Ngón tay thon thỏn búp măng
Tánh tình khoan nhã, thơ văn đủ mùi

Những người thắt đáy lưng ong
Vừa khéo chiều chồng, lại khéo nuôi con
        Và đã nói là đoán tướng, xem tướng thì nó có thể đúng, cũng có thể sai, song đúng hay sai gì thì những lời ca ấy vẫn tồn tại, vẫn có sức sống lâu bền, sống bằng cách của riêng nó dù chính dân gian cũng tự nhận định rằng:
Sông sâu sào vắn dễ dò
Đố ai lấy thước mà đo lòng người.


Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Hớt tóc Sài thành chiều khách từ A tới Z



Các cô thợ chẳng cầm kéo hoặc tông đơ, chỉ thấy bóp vai, pha nước cam cho khách uống rồi dìu vào phòng. Lát sau, ông khách trở ra mặt hớn hở, trong khi cô thợ đỏm dáng đi phía sau khi xốc lại váy áo, lúc chỉnh sửa nịt ngực...
Ở thành phố được gắn liền với biệt danh "Hòn ngọc Viễn Đông", dịch vụ "em út" nhiều không đếm xuể. Chỉ cần lượn vài vòng thành phố sẽ thấy khắp nơi, từ quán nhậu, quán cà phê đến quán bar, vũ trường, tiệm karaoke trương bảng tuyển nữ tiếp viên rầm rộ với yêu cầu tuyển dụng giản đơn "trẻ, đẹp, yêu nghề, dễ bảo".
Hớt tóc - loại hình dịch vụ tưởng chừng chẳng liên quan gì đến cái vụ mỹ nữ với hồng nhan nhưng ở đất Sài thành, dân kinh doanh tông đơ kháo nhau cái nghề gọt đầu cho mày râu mà thiếu bóng hồng coi như... trớt quớt!
Một bộ phận không nhỏ đấng tu mi nam tử ở "thành phố hoa lệ" này có cái thú vào tiệm hớt tóc phải có "mấy em" mới chịu. Tay nghề của các em ra sao họ chẳng quan tâm, chỉ cần mấy cô thợ nữ đỏm dáng, mặc sexy, chiều khách thì các ông khoái. Vì khoái mà có ông vào tiệm hớt tóc chỉ để được gội đầu, lấy ráy tai, hoặc nhổ tóc bạc và sau đó thì… "tiến xa". Và cũng vì khoái mà có ông đầu trụi lủi nhưng cứ dăm bảy ngày lại lén vợ chui vào tiệm cho mấy em... hớt tóc.
Ông Chín Thẩu (phường Phước Long B, quận 9) tuổi ngoài 50, tóc có mấy sợi loe hoe nhưng rất hay vào các tiệm tông đơ để được các cô thợ nữ... hớt tóc. Nói là thợ cho oai chứ kỳ thực những tiệm "hớt tóc dzui dzẻ" mà ông Thẩu chui đầu vào các cô thợ chẳng biết ất giáp cái việc ủi tông đơ hay xỉa kéo.
"Nói thiệt là các ẻm nó có hớt nhưng là hớt bằng mồm. Hớt vậy đã lắm, nhột lắm, đảm bảo hớt một lần là ghiền, là muốn hớt hoài, hớt mãi", ông Thẩu tâm tình khá sỗ sàng rồi huỵch toẹt: "Cái này thiên hạ hay nói là hớt tóc trá hình. Nói vậy nghe nó tệ nạn quá, gọi là hớt tóc dzui dzẻ thì đúng hơn bởi vô trỏng rồi cả khách và các em đều dzui. Khách dzui vì được các em trổ tài điệu nghệ phê thấu trời. Còn các em dzui vì có được thu nhập, có khi nhờ làm khách hài lòng mà được boa đậm".
Vì điểm tới lui là những tiệm hớt tóc nhạy cảm nên để tránh sự lồng lộn của "sư tử Hà Đông", ông Thẩu cùng ông bạn Sáu Bảnh (phường Long Bình, quận 9) thường đi "tác nghiệp" ngoài quận. Mỗi khi ngứa đầu ngứa tai muốn "đi gội lấy ráy", hai ông phải dạt sang các quận khác cho chắc ăn. "Lẩn quẩn trong quận dễ gặp người thân quen, sợ đến tai mấy bả khó tránh bi kịch bị xé xác lắm", ông Bảnh cho biết.
Rồi ông Bảnh chia sẻ: "Nói thiệt bà xã tôi nhìn oải lắm, lúc nào cũng nhàu nh, nhăn nhó, da thịt thì nhão nhoẹt nên chán, hay đi chơi bời. Tôi chỉ thích vào tiệm hớt tóc bởi so với các tiệm massage, quán karaoke, quán nhậu thanh nữ... thì vào tiệm hớt tóc an toàn, thoải mái, ít tốn kém hơn. Lúc nào căng thẳng chỉ cần lủi vào cho các em nó 'mần' là phê".
Nay hớt tóc, mai cạo mặt, ngày kia lấy ráy tay, ngày kế tiếp gội đầu... nên bộ đôi "cao thủ tông đơ" Chín Thẩu và Sáu Bảnh rành rẽ rất nhiều "con đường sung sướng" tập trung đông các tiệm hớt tóc nhạy cảm. Sau khi liệt kê hàng loạt địa điểm như đường Điện Biên Phủ, Phan Đăng Lưu (quận Bình Thạnh), đường Lê Hồng Phong, Sư Vạn Hạnh (quận 10)..., ông Bảnh bật mí, dạo gần đây ông và chiến hữu thường tới lui mấy quán ở quận Tân Bình, đặc biệt là đường Bạch Đằng gần khu sân bay: "Ở đó ok lắm, các em nó rất yêu nghề, khách muốn hớt kiểu gì cũng được chiều tới bến".
Ở đường Bạch Đằng, trên đoạn phố chỉ hơn 100 m nhưng có đến hơn chục điểm hớt tóc thanh nữ có các cô thợ ăn vận mát mẻ nổi tiếng "quậy tới bến" với màn hớt tóc bằng lưỡi, bằng môi…, bằng các động tác mơn trớn quái dị. Trong lúc cô thợ đỏm dáng ăn vận theo môtíp truyền thống "trống trên hở dưới" bận "hớt tóc" thì ông khách nằm dài trên ghế câu cổ hôn hít, ông thì táy máy "khám điền thổ" một cách thản nhiên. Có ông chẳng biết hớt tóc kiểu gì mà khi bước ra từ căn phòng đèn màu mập mờ thì mặt mũi bơ phờ. Hỏi ra mới biết vào vòng trong, tốc độ "hớt tóc" của cả khách lẫn thợ rất ác liệt nên khách mới… "mệt" như vậy.
Tại tiệm T.Đ, sau khi đón khách bằng động tác uốn éo lả lơi, nghe khách đòi hớt tóc, cô thợ phốp pháp õng a õng ẹo bảo "anh đi nhầm chỗ rồi, em hổng có biết mần cái món cắt gọt đâu, sở trường của em là... xoa với bóp thôi".
Trong khi đó, anh Trung (Việt kiều Canada) cho biết, được một số bạn bè từng về Việt Nam vui chơi mách bảo ở quận 1 có điểm hớt tóc đúng nghĩa "thiên đường" nên khi vừa tới sân bay Tân Sơn Nhất, anh lập tức "hú" taxi đưa đến tận nơi để được mục kích sở thị. "Đúng như đoạn clip mà một anh bạn chuyển cho tôi xem trước đó, tiệm này rặt gái với gái, cô nào cũng xinh tươi, ăn vận mát mẻ và phục vụ khách chu đáo tận tình". Anh bật mí: "Vào đây bạn đừng mong sẽ trở ra với mái đầu được cắt hớt như ý nhờ bàn tay khéo léo của cô thợ nào đó. Mấy cổ chỉ giỏi phục vụ khách các khoản khác thôi. Thông thường lúc đầu là màn bóp vai, vuốt keo tóc và sau đó muốn gì là việc của bạn".
Sợ rằng diễn tả của mình không đủ ý, anh Trung cho xem đường link liên quan đến tiệm hớt tóc được cánh Việt kiều trẻ hay các thiếu gia đang sinh sống tại Sài Gòn thường xuyên tới lui. Clip dài hơn 10 phút với em út lố nhố, nhún nhảy tươi vui. Khách vừa bước vào lập tức được dàn mỹ nữ ùa tới cúi chào lịch sự. Từ đầu đến cuối clip, chẳng thấy các cô thợ kia cầm kéo hoặc tông đơ, chỉ thấy bóp vai, pha nước cam cho khách uống và dìu khách đi vào phòng trong. Lát sau, ông khách trở ra mặt hớn hở, trong khi cô thợ đỏm dáng đi phía sau khi xốc lại váy áo, lúc chỉnh sửa nịt ngực...
Một lần vào tiệm như vậy, anh Trung bảo, phải "tiêu" ít nhất 1 vé (100 USD), có khi còn hơn, trong khi ở Canada, kiếm đỏ mắt cũng chẳng thể có kiểu hớt tóc "ngộ đời" như vầy. "Khi đã có trải nghiệm, tôi mới biết vì sao tiệm hớt tóc ấy được cánh Việt kiều gọi là "thiên đường". Tôi cũng hiểu vì sao khách vào đấy được chủ kinh doanh cho quay phim thoải mái. Bởi sau khi đốt khoản tiền khá lớn, khách còn là kênh quảng cáo miễn phí cho chủ tiệm khi phát tán đoạn phim cho bạn bè. Cứ thế người này truyền tai người kia, Việt kiều trẻ về nước là muốn đến thiên đường một lần cho biết. Và các thiếu gia lắm tiền ở Sài Gòn xem việc vào đấy tiêu tiền, giựt le với các cô thợ là đẳng cấp.
Lãnh đạo Công an phường 2 (quận Tân Bình) cho rằng, muốn dẹp thì phải có chứng cứ, muốn có chứng cứ thì phải bắt quả tang. Các chị em quá quen mặt công an địa phương nên chuyện bắt tận tay day tận mặt chẳng phải dễ. Dù vậy, sau khi nhận phản ánh, lãnh đạo Công an phường 2 đã lập biên bản, xử lý đóng cửa nhiều điểm... và hiện nay, nạn hớt tóc nhạy cảm không còn lộng hành như trước bởi đã có cả chục điểm bị triệt dẹp.
Theo An ninh Thế giới

Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

TỪ CHỨC - CHÓ CŨNG BỊ BỆNH THÀNH TÍCH


1. TỪ CHỨC
Sưu tầm

          Thời bao cấp, hai vợ chồng vừa mới cưới nhau được phân căn hộ tập thể cấp 4, mỗi nhà cách nhau bởi bức tường mỏng dính.
           Một buổi, cả hai giao hẹn với nhau:
          - Em à, để bảo mật cho sự riêng tư của đôi ta, chúng mình nên quy ước. Nếu em muốn rủ anh… tắt đèn ngủ sớm thì gọi là “làm ăn”, bữa nào anh hơi mệt thì anh sẽ trả lời “mất khả năng chi trả".
          - Hay quá, thế hôm nào mệt thì em sẽ từ chối khéo là đang “lạm phát” nhé. Quên nữa, hàng tháng anh cần nhớ là em sẽ có vài ngày “khủng hoảng".
          - Nhớ rồi. Còn cái này nữa, anh nói ví dụ thôi nhé, là mai mốt nếu chẳng may tình nghĩa đôi ta có thế thôi thì xin cứ nói với nhau là muốn “từ chức”, “miễn nhiệm”, chứ đừng dùng từ “ly hôn” hay “ly dị”, nghe buồn lắm!
          Được một thời gian, một đêm nọ, khi cả khu chung cư đang say giấc thì đôi vợ chồng này bỗng to tiếng kịch liệt với nhau:
          - Đã bảo giảm “lạm phát”, qua thời “khủng hoảng” rồi, mà cứ rủ “làm ăn” thì ông mở miệng than “mất khả năng chi trả”, là sao? Là sao? Giải trình ngay!
           - Bà thông cảm, đâu phải chỉ bà mới biết “làm ăn".
           - Á! Ra là ông có “đầu tư ngoài ngành”! Nói ngay, ông rải vốn những đâu, khai mau!
         - Thôi mà bà, thời buổi này có thằng nào không “đầu tư ngoài ngành” đâu, bởi càng được chiều chuộng thì vốn liếng càng dư dả, không kiếm chỗ rải nó… ức chế lắm!
          - Trời ơi là trời! Thế ông không thấy những thằng “đầu tư ngoài ngành” chỉ toàn lỗ lã hay sao? Còn ông, phen này tôi cho ông “miễn nhiệm” nhé!
            - Bà có gan thì cứ “miễn nhiệm”! Thằng này thà chết chứ không “từ chức”!

2. CHÓ CŨNG BỊ BỆNH THÀNH TÍCH
Trần Quốc Tiến

 Nhà tôi nuôi hai con chó, một con vàng và một con đen, cả hai con đều là giống chó quý.Nhiệm vụ cuả hai con chó là coi nhà và lùng bắt chuột quanh nhà.  
Chỗ nằm của hai con chó là bậc thềm trước của nhà,con mực bên phải,con vàng bên trái.Nhà tôi vườn rộng lại nhiều cây cảnh nên rất lắm chuột, sáng nào khi ngủ dậy mở cửa ra tôi cũng thấy ở hai bên cửa nhà cạnh chỗ nằm của hai con chó có hai con chuột bị cắn vỡ đầu nằm sóng sượt.
Đó là thành tích của lũ chó nhà tôi, đêm qua mỗi chó bắt được một con, chúng bắt được ở đâu đó nhưng bao giờ cũng tha về đặt cạnh chỗ nằm để báo cáo  với chủ. Tất nhiên đến bữa không bao giờ  tôi quên phần thưởng của chúng, mỗi con thêm một miếng cá hay một miếng thịt cùng với bát cơm ngon.
Thời gian cứ thế trôi đi. Bỗng một sáng khi mở cửa ra tôi chỉ thấy bên con vàng có con chuột mới bắt trong đêm, còn bên con đen không có, nó nằm co quắp buồn bã không dám nhìn tôi. Tất nhiên đến bữa ăn con lười không đi bắt chuột thì không được thưởng miếng thịt hay miếng cá mà chỉ được ăn cơm nguội với nước rau.
Nó vẫn ăn nhưng có vẻ ấm ức với con vàng. Ngày hôm sau nó lại lười nằm chơi mà không chịu khó đi lùng chuột và đến bữa tất nhiên nó không được thưởng gì cả, nhai uể oải bát cơm rau.
Sau mấy ngày nó nằm im tìm kế, rồi cái gì đến đã đến. Một buổi sáng như mọi buổi  sáng tôi thức dậy và mở cửa ra  kinh ngạc thấy bên chỗ con đen có con chuột chết rất to. Á à, hôm nay cu cậu lập thành tích lớn ! Được, được, trưa nay sẽ khen thưởng lớn.
Nhưng sao con đen lại nhìn tôi lấm lét thế nhỉ? Chắc là nó hận tôi mấy ngày qua cho nó ăn cơm nguội với rau. Để bù lại trưa hôm ấy tôi thưởng cho con đen cả một khúc cá to và một miếng thịt cùng với cơm ngon vì thành tích tuyệt vời của nó. Con chuột to nó bắt, tôi vẫn còn để vào một chỗ chưa đem chôn. Thưởng cho con đen xong tôi tìm con chuột định đem chôn thì phát hiện ra con chuột đã bốc mùi, có nghĩa là con đen đã đi tìm con chuột chết sẵn ở đâu đó tha về để lấy thành tích và được khen thưởng….
Tôi chết lặng người nhận ra rằng bệnh thành tích và sự giả dối của của con người đã lây cả sang loài chó mất rồi, hay là bệnh ấy vốn là bệnh của loài chó lây sang người thời nay thì tôi cũng chưa rõ.
Từ nay rất có thể sáng ra tôi sẽ chỉ nhìn thấy mấy con chuột đã chết từ lâu mà mấy con chó nhà tôi tha về để lấy thưởng vào mỗi bữa ăn… 

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

CÙNG EM ĐI DẠO ĐÀ THÀNH


(Tiếu lâm hiện đại )
                                              Huỳnh Văn Cát
                            

Lúc ấy, năm giờ chiều của một ngày nắng hạ, có một đôi bạn trung niên không cùng giới tính ngồi trên chiếc mô tô từ Chân Núi Lớn phóng nhanh về Đà  Nẵng để ngoạn du cảnh thành phố lên đèn.

Họ hí hửng tươi vui như ngày mới lớn, mắt nọ liếc qua, môi kia cười lại:
- Mình đêm nay đi hết mọi con đường của thành phố biển thân yêu.
- Chúng mình thức trắng đêm ngao du anh nhé.
- Miễn là em bằng lòng để anh lấy vần của tên con đường làm nhịp cầu cho bàn tay anh chạm khẽ vào những vùng yêu thương trên miền đất hứa của em.
Xe đã chạy hết đường Bạch Đằng , xe bon trên đường Nguyễn Tất Thành, cô gái ôm chặt chàng trung niên, kề tai thì thầm:
- Trên đường Nguyễn Tất Thành, cho em rờ cái xi ranh của anh – người nữ miệng nói tay…
Xe qua đường Đống Đa, người đàn ông nói với người đàn bà: “cho anh rờ cái da em một cái”.  
Cũng cái giọng điệu tình tang tang tình như thể xe tới đâu thì họ cứ bắt vần tang tính.
- Đây là dường Phạm Văn Đồng, cho anh rờ cái mông em xúi.
- Đã trên đường Trần Phú cho anh sờ cái của anh.
- Ở tên đường Đinh Công Tráng thì mình nhẹ nhàng… cái h… của nhau.
Một lát, xe đến ngã tư rồi rẽ trái, cô gái khúc khích:
- Tới đường Nguyễn Bặc, cho em rờ con … anh hé !
Khi chạy tới đường Ông Ích Khiêm, cô gái lại không rời con ch…
Xe tới chợ Cồn người nam hỏi: “chừ răng đây em”? Cả hai cười hi hi hi.
- Tới chợ Cồn thì …
          Cô gái đột nhiên hỏi chàng trai trong khi đôi má đỏ hồng:
- Bao giờ mới đến đường Hoàng Văn Thụ hả anh?
            Lúc ấy kim đồng hồ thong thả đánh mười một tiếng reo vui

                                   Giao Thủy 18/11/2012
                                   (Ghi lại lời kể của anh LVB)   

TẬN CÕI PHIÊU BỒNG


                                         Huỳnh Văn Cát


                       
           Ta từ đâu về đây, Trần gian, ai biết!
           Chỉ biết ta là một thằng Người
           Cũng có khi ta một Con người
           Con hay Người
                          mấy phần trăm ai biết
           Ta thật là Ta ở cõi vĩnh hằng

           Đời muôn mặt, và vô vàn dối trá
           Hợm hĩnh đời một bè lũ nhố nhăng
           Kệ thây nó
           Mình vui say tới bến
           Chén tâm tình nồng ấm hơi men

           Đời thầy giáo 35 năm cống hiến
           Góp công lao đào tạo nhân tài
           Một giot nước trong đại dương biển cả
          Cũng tự hào có một ngày vui

          Ngày nhà giáo trong men tình túy lúy
          Với học trò, với đồng nghiệp anh em
          Là thầy giáo, ta toàn tâm toàn ý                                                                                                                                                                                            Lấy chữ nhân để giáo huấn học trò
          Và chữ lễ các em ơi chú ý
          Chữ Nghĩa tình để tận cõi trăm năm
          Muốn thắng thua phải dùng chữ Trí
          Chữ Tín mà không, bất lập thành  Người
                               
          Chừ ta tận cõi phiêu bồng
          Bể xanh không chỗ sen hồng bồng phiêu
          Ao hồ bùn nhớp rong rêu
        Hồng liên, liên bạch bồng phiêu phiêu bồng

                                               Giao Thủy 17/11/2012








Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

CÒN MÃI TRONG TÔI


            Huỳnh Phước

Những hình ảnh thân yêu, những kỉ niệm khó quên về thầy cô, bè bạn dưới mái trường Trung học đệ nhất, đệ nhị cấp Trần Quốc Tuấn (Quảng Ngãi), nơi mà tôi đã từng theo học từ năm 1965 đến 1972, đã để lại trong tôi những dấu ấn khó phai mờ.
Cổng trường xôn xao theo tiếng trống, hàng cây khuynh diệp xanh tươi tắm mình trong nắng ban mai, quí thầy cô trong trang phục chỉnh tề lên bục giảng, các bạn cùng lớp, chung trường hồn nhiên vô tư và tinh nghịch trong giờ ra chơi nhưng rất nghiêm túc trong giờ học ... đã đi vào vùng sâu thẳm kí ức của tôi.
Lúc ngồi một mình ôn lại hoặc có ai khơi dậy thì các hình ảnh ấy lại miên man hiện về. Với tôi, mỗi con người, mỗi sự việc dù hay dù dở của tuổi học trò đều là những bông hoa kỉ niệm đẹp.  Trong vườn hoa kỉ niệm thắm tươi sắc màu và ngào ngạt hương thơm đó có một đóa hoa luôn nở trong tôi một màu son đỏ. Tôi muốn nói đến thầy Hiệu trưởng Nguyễn Khoa Phước, cánh chim đầu đàn của trường Trần Quốc Tuấn năm xưa.
            Thời chúng tôi, được trúng tuyển vào lớp đệ thất (tức lớp 6 bây giờ), đa phần đều trên 12 tuổi (do chiến tranh thất học, trễ học). Tuy đã 12, 13 tuổi, nhưng do trình độ chung về dân trí xã hội lúc bấy giờ, nên đa số chúng tôi không có được cái nhanh nhạy như thế hệ học sinh đầu cấp THCS bây giờ. Chính vì vậy, mà khi biết mình trúng tuyển rồi thì cứ yên tâm  xách cặp vào lớp khi ngày khai giảng đến, chớ có biết đâu rằng: viêc nhập học của các “tân khoa đệ thất” không đơn giản chút nào. Theo nguyên tắc hành chính, tôi phải làm thủ tục hồ sơ nhập học (bản sao giấy khai sinh, bản sao bằng tốt nghiệp tiểu học tạm thời, đơn xin nhập học, hai ảnh 4x6…). Muốn có bản sao hợp lệ, tôi phải đến Ty Hành Chánh trong Tòa Hành Chánh tỉnh để được thị thực. Để có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ nêu trên, có khi phải mất cả tuần lễ mới xong. Thế mà chỉ còn hai ngày nữa là đến ngày khai giảng, tôi mới lon ton đến Văn phòng nhà trường.
            Tôi lê từng bước chân nặng trịch trên hành lang rồi rón rén vào Văn phòng, gặp thầy Giám học để xin giấy vào lớp. Ôi thôi, cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in cái tâm trạng hãi hùng của cậu học trò nhà quê lên tỉnh bị thầy L nện cho một trận đến “hồn xiêu phách lạc” … “Hết hạn nộp hồ sơ, hết hạn nộp hồ sơ… đi ra ngoài, đi ra ngoài … để tôi còn làm việc…”.
Thầy vừa quát tháo vừa vung tay xua đuổi. Là học sinh nghèo, nhút nhát sống ở vùng nông thôn, như “con nai vàng ngơ ngác” chẳng biết cớ sự ất giáp thế nào, tôi chỉ còn biết mếu máo, nài nỉ...trong vô vọng.

            Đúng lúc ấy, có một người thầy tầm thước, da trắng, tóc ngắn, trông thật nho nhã và nhân từ đi ngang qua (sau này tôi mới biết, đó là thầy Hiệu trưởng Nguyễn Khoa Phước). Thầy dừng lại, hỏi tôi với giọng ôn tồn: “ Vì sao mà em khóc”? Tôi trình bày đầu đuôi sự việc trong nước mắt vắn dài tức tửi. Thầy nhìn tôi với ánh mắt nhân từ, đầy cảm thông và chăm chú lắng nghe. Xong. Thầy đưa bàn tay ấm áp cầm lấy tay tôi, dắt tôi lại gần thầy Giám học, đề nghị thầy L linh hoạt giải quyết cho trường hợp này. Với lý lẽ thật đơn sơ, thầy giải thích: “ Đa số học sinh đến đây là con em nông dân chân lấm tay bùn, vất vả lắm mới cho con ăn học, vì không nắm được đầy đủ qui định của nhà trường, nên chậm trễ. Xin thầy vui lòng gia hạn thời gian nộp hồ sơ cho học sinh nầy ba ngày nữa…”. Trước lời thái độ điềm đạm và lời lẽ  thấu tình đạt lí của người lãnh đạo, thầy L đổi giận làm vui: “ Thôi, em về cố gắng hoàn tất hồ sơ và nộp đúng thời hạn nghe”. Như mở cờ trong bụng, tôi vội vã vòng tay cúi đầu cảm ơn hai thầy, rồi “ba chân bốn cẳng” chạy thẳng về nhà.
            Nếu không có cái tâm trong sáng  của một Nhà giáo, tôi chắc không bao giờ thầy Hiệu trưởng đã nói những lời trĩu nặng tình yêu thương và đầy cảm thông như thế. Cái nghĩa cử cao đẹp, đầy ân tình của thầy đã cứu tôi, một cậu học trò nghèo, khỏi thất học và góp phần không nhỏ trong việc hình thành nhân cách của tôi.
            Khi được nhập học, lớp tôi được thầy Hiệu trưởng  dạy bộ môn giáo dục công dân. Những giờ dạy của thầy, đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ như in. Mỗi khi vào lớp dạy chúng tôi, thầy không thuyết giảng triền miên, cũng không tiến hành theo năm bước như giáo học pháp bây giờ mà thầy dạy theo cách của thầy. Trước tiên thầy nêu chủ đề bài học, tiếp đến thầy kể một câu chuyện, sau đó thầy yêu cầu chúng tôi phát biểu suy nghĩ. Thầy khuyến khích chúng tôi, nghĩ sao nói vậy. Thế là cuộc hội thoại đầy tranh luận của những ý kiến khác nhau của các cô cậu học trò theo một định hướng rất tế nhị của thầy lại nổ ra. Để rồi cuối cùng, thầy khái quát chủ đề thành một bài học ngắn gọn nhưng rất xúc tích nên học sinh rất dễ nhớ.  
            Chẳng hạn, khi dạy về tình yêu quê hương, đất nước, thầy kể chúng tôi nghe câu chuyện Người đi du lịch trở về: Có một người du lịch trên mọi miền đất nước, ông ta đã từng thưởng ngoạn các danh lam thắng cảnh, thưởng thức món ngon vật lạ ở những nơi mà ông ta đã đến. Nhưng khi trở về nhà, hàng xóm láng giềng đến hỏi : “Theo ông, nơi nào là nơi đẹp nhất?”  ông trả lời với mọi người rằng: “Cảnh đẹp thì tôi được trông thấy rất nhiều… nhưng không đâu làm cho tôi cảm động, vui thú bằng lúc tôi trở về nơi “quê cha đất tổ”, từ cái hàng rào, bụi tre ở góc vườn cho đến con đường khúc khuỷu trong làng… cái gì cũng đẹp, cũng gợi ra cho tôi những  tình cảm yêu thương chứa chan không sao kể xiết được… Rồi sau đó thầy đặt câu hỏi để chúng tôi phát biểu suy nghĩ về tình cảm của người đii du lịch đó. Và cuối cùng thầy khái quát: “Thế mới biết càng đi xa thì lại càng thấy quê hương của mình  đẹp hơn cả ...”
Khi dạy bài nói về chủ đề Lương tâm, cũng từ một câu chuyện kể về một chàng thanh niên, do nông nổi đã làm một việc mà khi hối cãi không thể nào chuộc được lầm lỗi, và lỗi lầm ấy đã dày vò tâm can anh chàng thanh niên này đến cả cuộc đời. Bằng chất giọng thanh nhẹ, sâu lắng và có sức tâm truyền đã đi vào tâm thức chúng tôi. Cho nên sau nhiều năm xa cách, mỗi người một nơi, giờ gặp lại, thế hệ học sinh thời 65 -72 Trần Quốc Tuấn , dù làm bất cứ việc gì, cũng vẫn luôn giữ được lương tâm, một phẩm chất cao quí để thành Người.
Đặc biệt khi dạy về chủ đề Tinh thần trách nhiệm công dân, Thày đã kể câu chuyện về nhân vật Rowan - một con người lịch sử, một con người ngoại hạng. Bằng phương pháp tâm truyền thầy đã khắc  sâu vào ký ức của tôi một con người có tinh thần trách nhiệm, một tinh thần tháo vát, dám đứng ra lãnh trách nhiệm được giao phó… Có thể nói đây là hành trang theo suốt cả cuộc đời chúng tôi.
Trên đường đời đầy gian nan và thử thách, mỗi khi gặp những tình huống bất ngờ về tình yêu và cuộc sống, về trách nhiệm và lương tâm, về tình cảnh của của một tha nhân nào đó thì trong tôi lại hiện lên hình ảnh của thầy Phước kính yêu với ánh nhìn hiền hậu, với giọng nói nhân từ và những bài học Công dân mà thầy đã dạy.

                              Đà Nẵng, mùa hè năm 2012
                                          

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

MÂY TRÔI


                               Huỳnh Văn Cát

                              Trơì xanh một áng mây trôi
                           Hợp tan khoảnh khắc luân hồi ngàn năm.
                             Trần gian cõi tạm ăn nằm
                           Thiên đàng địa ngục mù tăm chốn nào?

                                                          Giao Thủy 25/9/2012 ÂL

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

TẢN MẠN “ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG”


Mộc Nhân – Lê Đức Thịnh 

Chúng ta đã đều biết đến câu thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” ám chỉ những người hiểu biết nông cạn nhưng lại luôn muốn chứng tỏ mình tài giỏi  hơn người nên khoác lác, ba hoa và cuối cùng nhận lãnh một hậu quả. 
Thành ngữ trên có nguồn gốc từ một ngụ ngôn dân gian: Có một con ếch, do một sự ngẫu nhiên nào đó, ngay từ khi sinh ra đã ở trong một cái giếng nọ. Sống cùng với ếch ở trong giếng chỉ có vài con nhái, cua, ốc nhỏ. Từ dưới đáy giếng nhìn lên, ếch ta chỉ thấy một khoảng trời bé bằng cái vung. Nó nghĩ: Tất cả vũ trụ chỉ có vậy, vì thế ếch tự coi mình là chúa tể. Hàng này, nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng khiến các con vật bé nhỏ kia hoảng sợ. Nó càng lấy làm oai. Nhưng năm ấy có một trận mưa thật to. Nước trong giếng dềnh lên, tràn vào bờ, đưa ếch ta ra ngoài. Quen thói cũ, ếch nhâng nháo nhìn lên trời, nó bỗng thấy cả một bầu trời rộng lớn hơn nhiều cái khoảng trời nó vẫn thấy. Ếch ta không tin và thấy bực bội vì điều đó. Để ra oai, nó cất tiếng kêu ồm ộp. Vị chúa tể hy vọng là sau những tiếng kêu của mình, mọi thứ phải trở lại như cũ. Nhưng bầu trời vẫn là bầu trời. Còn con ếch vì mải nhìn lên trời đã không chú ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.
Câu chuyện đã đặt ra mấy vấn đề:
- Về môi trường sống tự nhiên: ếch sống trong môi trường giếng, có thể do ngẫu nhiên mà cũng có thể là do sở thích của họ hàng nhà ếch nữa (Giếng đâu thì ếch đó). Môi trường này có ảnh hưởng đến tính cách, nhận thức của đối tượng, như dân gian nói “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”.
- Về môi trường xã hội: sống cùng với ếch ở trong môi trường tự nhiên là cái giếng có một “cộng đồng xã hội” gồm: nhái, cua, ốc nhỏ … nhưng ếch nhâng nháo, xấc xược tự coi mình là chúa tể và lấy đó làm oai. Như vậy ếch đã làm vẩn đục môi trường xã hội. Quan hệ ứng xử công bằng, văn minh, hiểu biết giữa “chúa tể” ếch với cư dân đã bị phá vỡ. Tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng khiến các con vật bé nhỏ hoảng sợ là kiểu ngôn ngữ “miệng nhà quan có gan có thép”.
- Về nhận thức thế giới: vì ếch sống trong môi trường như vậy nên nó nhìn thế giới bên ngoài qua cái miệng giếng. Vì vậy ếch hiểu biết ít do điều kiện tiếp xúc hẹp. Nhưng bi kịch của ếch là đã không nhận ra điều đó, ếch cho mình tài giỏi hơn người, thật đúng là “thùng rỗng kêu to”.
- Về tính cách: ếch thể hiện rõ tính chủ quan trong suy nghĩ, lời nói và hành động. Với cộng đồng ếch huênh hoang, hợm hĩnh “coi trời bằng vung”.
Bốn yếu tố này có mối quan hệ điều kiện – kết quả hoặc nguyên nhân – hậu  quả với nhau. Cái này là tiền đề cho cái kia.  
Một triết gia nào đó đã nói: sự lặp lại lần thứ nhất là một bi kịch, lặp lại lần thứ hai là một hài kịch. 
Cuộc đời của ếch phải chẳng đi từ bi kịch đến hài kịch. Cái kết cục của ếch chẳng ai xót thương mà nó lại mang tính hài hước để giúp chúng ta đi đến một bài học ngụ ngôn: số phận của những người thiếu hiểu biết do nhận thức kém mà lại huênh hoang, hợm hĩnh thì sẽ phải trả bằng những thất bại chua xót khi tiếp xúc với thực tiễn phong phú và sinh động,  mà khi hiểu ra thì sự đã rồi.
Chung quanh chúng ta có rất nhiều người mắc chứng bệnh “ếch ngồi đáy giếng” ở một mức độ nào đó. Nguyên nhân không chỉ do môi trường tự nhiên mà còn do môi trường xã hội, môi trường giáo dục, với người lớn thì do cả môi trường công tác bao gồm cả địa vị, chức vụ, quyền hạn, các mối quan hệ … Tôi được biết trong co quan nọ có một cô là vợ xếp. Vì là vợ xếp nên mọi người cũng có phần kiêng nể, lâu ngày cô ta sinh ra thói hợm mình cho rằng mình giỏi hơn người. Cái gì mình nói cũng là đúng, ai góp ý cũng chẳng nghe, thậm chí là lí sự cùn “cãi chày cãi cối”. Đó cũng là một kiểu “ếch ngồi đáy giếng” khôi hài khá phổ biến trong cơ quan công sở hiện nay.
Tôi nghĩ vấn đề ếch ngồi đáy giếng này chỉ có thể thay đổi bằng nhận thức. Điều quan trọng là chúng ta cần biết chúng ta dốt và cố gắng học hỏi. Phải có tính khiêm nhường, điều gì biết thì nói biết còn điều gì không biết thì bảo không biết, đó cũng là một cách để thoát khỏi tình trạng “ếch ngồi đáy giếng”.
Hegel – triết gia Đức nói: “Cái gì hợp lý thì tồn tại, cái gì tồn tại thì hợp lý”. Ếch bị một con trâu đi qua dẫm bẹp là một kết thúc hợp lí bởi kiểu tư duy của ếch không thể tồn tại theo logic của tư duy.
Người ta chia ra “Năm mức độ dốt” (Five orders of ignorance) như sau:
- Dốt độ 0: hay là không dốt - là có kiến thức về một lĩnh vực nào đó và có thể chứng minh được kiến thức của mình.
- Dốt độ 1: là loại thiếu kiến thức nhưng phải biết là mình thiếu kiến thức. Thiếu kiến thức nhưng có nhận thức, vậy cũng chưa đến nỗi nào. Thiếu kiến thức thì khiêm tốn, cố gắng học hỏi để mở rộng hiểu biết.
- Dốt độ 2: thiếu nhận thức - dốt mà còn không nhận thức được mình dốt. Có lẽ trường hợp “cô vợ xếp” tôi kể trên đây là loại này. “Ếch ngồi đáy giếng” là kiểu dốt độ 2. Loại này khá phổ biến trong xã hội. Tai hại hơn là họ rất tự tin vào “hiểu biết sai” của mình, đôi khi trích dẫn cả nguồn tư liệu sai trái để bao biện cho mình do không thẩm định được độ tin cậy của tư liệu. Có khi lấy cái sai của mình để “dạy bảo” người khác.
- Dốt độ 3: thiếu quá trình - có nghĩa là không chỉ không biết mình không biết, mà còn không có cách nào để cải thiện tình trạng đó. Tôi e rằng trường hợp “cô vợ xếp” kể trên nếu không biết tự nhận thức thì sẽ chuyển từ dốt độ 2 sang dốt độ 3.
- Dốt độ 4: dốt toàn diện – loại này xin miễn bàn. Dân gian có chuyện vui “Dốt có chuôi” để hài kịch hóa loại dốt này.
Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung không chỉ là nhận xét khái quát về  những người không biết tự lượng cái nhìn hạn hẹp của mình hay không biết cái tri thức bị giới hạn của mình trước cái bao la rộng lớn của tri thức nên đã có những suy đoán hồ đồ về sự vật. Tuy nhiên cũng có thể coi như đây là một định luật tâm lý học: sự vật được tri giác như thế nào là do nơi vị trí đứng của chủ thể tri giác.
Con ếch chưa ra khỏi cái giếng bao giờ, nó không biết rằng thế giới bên ngoài rộng lớn lắm khó khăn nhiều lắm, mọi thứ tuyệt vời lắm. Khoảng cách từ miệng giếng đến bầu trời là chặng đường nhận thức thế giới không dễ dàng gì nếu ta không gạt bỏ tự ngã, cố chấp và biết cầu thị,  …
Hegel nói: “Ai nhìn nhận thế giới một cách hợp lý thì thế giới cũng nhìn nhận người đó một cách hợp lý”.

Đó là một chân lí.

Mời đọc bài liên quan : Bàn về sự dốt