Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ HỌC BỔNG BƯU TIẾP

                 Huỳnh Văn Cát 


              

Nhà giáo  Huỳnh Văn Cát  trao HB Bửu Tiếp  tại trường THCS  Mỹ Hòa

     Bửu Tiếp quê ở Thừa Thiên Huế là một nhà cách mạng thuôc thế hê. lão thành, Ông sinh ra trong một gia đình quí tộc thuôc dòng họ hoàng gia triều Nguyễn, Kể theo thứ bậc trong hoàng tộc vương triều Nguyễn: Miên, Hồng, Ưng, Bửu, Vĩnh thì ông là chú của hoàng đế Bảo Đại, vị vua cuối cuối cùng của chể độ phong kiến VN.

            Ông tham gia cách mạng vào thời kì Tiền khởi nghĩa ,là đồng chí và cũng là bạn thân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Sau CM Tháng Tám 1945, ông là cán bộ trung ương phụ trách công tác bình dân học vụ của Bộ Giáo dục nước Việt Nam Dân Chủ Cọng Hòa. Ông đã hi sinh  trong thời kháng chiến chống Pháp và được nhà nước CHXHCN Việt Nam phong tặng danh hiệu LS.

            Lúc sinh thời, Liệt sĩ Bửu Tiếp có nguyện vọng  : muốn góp phần xây dựng nền giáo dục nước nhà bằng cách sử dụng tài sản của gia đình mình cấp HB cho những học sinh nghèo hiếu học.

            Bác sĩ Vĩnh Toàn, người con trai duy nhất của người Liệt sĩ trọn đời vì sự nghiệp giáo dục đó, đã thực hiện nguyện ước cao cả của đấng sinh thành. Trước khi từ trần (mùa hè, 2010), bác sĩ Vĩnh Toàn có lời dặn dò phu nhân, bà giáo sư Trần Thị Phương Lan (Cựu Gs Anh văn Trường Trần Quí Cáp Hội An, cựu Giảng viên Đai học sư phạm Sài gòn_trước 1975 ). Theo lời dặn của ông Vĩnh Toàn thì một phần sản nghiệp của gia đình ông đươc giao lại cho bà Phương Lan làm quỹ học bổng Bưu Tiếp.

            Sau đám tang bác sĩ Vĩnh Toàn vài tháng thì giáo sư Trần Thị Phương Lan lâm trọng bệnh và bà đã qua đời tại bệnh viện Chợ Rẫy ( Sài Gòn). Trước lúc lâm chung, bà trao lại cho người học trò tâm phúc, Thạc sĩ Phan Xuân Anh,( lớp 12c TQC-H A) số tài khoản cũng như chương trình và kế hoạch phát học bổng.

            Thưc hiện sở nguyện của liệt sĩ Bửu Tiếp, lời dặn của bác sĩ Vĩnh Toàn và lời di huấn của giáo sư Phương Lan(người thầy học đáng kính), Thạc sĩ Phan Xuân Anh cùng với các bạn học sinh lóp 12c TQC- HA, trước 1975 như thầy giáo Huỳnh Văn Cát, thầy giáo Huỳnh Văn Em, thầy giáo Lê Kiệt và một số bạn đồng song khác đã phát học bỗng Bửu Tiếp cho các trường trong tỉnh Quảng Nam (nơi có các bạn học sinh lớp 12c TQC do cô Phương Lan làm giáo sư cố vấn  hiện đang công tác trong ngành giáo dục) từ năm học cuối năm hoc 2010 - 2011 đến nay,

Học bổng được phát hằng năm – vào đầu hoặc cuối năm học.
            Chương trình HB Bửu Tiếp đã góp một phần nhỏ nhưng đầy ý nghĩa với phong trào khuyến học trên phạm vi cả nước.

                                                           Giao Thủy 28. 9. 2012

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

TIẾNG VIỆT NGHÈO, GIÀU?


                                                    Huỳnh Văn Cát

          
Với lòng tự hào, tự tôn dân tộc, có nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà ngôn ngữ học gạo cội của con LẠC  cháu HỒNG đã từng nói và minh chứng hùng hồn Tiếng Việt chúng ta giàu và đẹp. Điều nầy không ai dám phản bác, vì đó là sự thật.

          Tiếng Việt giàu:

          Nói về  năm màu trắng, đen, vàng, xanh, đỏ, tiếng Pháp có một số từ tương ứng: blanc, noire, jaune, bleu- vert, rouge Tiếng Anh tươg ứng với một số từ tương đương: white, black, yelow, green, red.
Còn Tiếng Việt thì vô cùng phong phú :
Trắng thì có: Trắng, trắng tinh, trắng nõn, trắng toát, trăng trắng, trắng bóc, trắng bong, trắng bốp, trắng dã, trắng hếu, trắng muốt, trắng ngà, trắng ngần, trắng phau, trắng phếu, trắng trong , trắng xóa...
           Đen thì có: đen đủi, đen giòn, đen đúa, đen hắc, đen kịt, đen lánh, đen nhánh, đen ngòm, đen thiu...
           Vàng có: vàng tươi, vàng giòn , vàng khè, vàng vọt...
           Xanh thì: xanh lơ , xanh lét, xanh xao, xanh xanh, xanh ngắt, xanh um...
           Đỏ thì: đỏ chót , đỏ choét, đỏ lòm, đỏ ngầu...

          Đó là chưa kể đến các từ mượn có nguồn gốc từ bọn phong kiến phương Bắc: bạch, bạc; hắc, ô; hoàng, huỳnh; thanh ; hồng, hường…

             Tiếng Việt đẹp:

          Về âm thanh, trong giao tiếp bình thường, lời nói  luôn luôn có nhạc điệu lên bỗng xuống trầm như cung thương làu bậc ngũ âm (ND).

          Về kí tự, TV được viết theo mẫu tự Latin, chữ Việt, nói khiêm tốn, đẹp như chữ Anh, Pháp, Bồ, Tây; nói trung thực, chữ Việt đẹp hơn mọi thứ chữ văn minh trên trái đất nầy bởi những dấu thanh.

          Từ một ngôn ngữ nghèo nàn, chưa tới  ba mươi phần trăm từ thuần Việt, vươn lên thành ngôn ngữ  đại gia là nhờ ta biết mượn mà không trả, biết Việt hóa ngôn ngữ ngoại lai thành ngôn ngữ dân tộc bằng cách phát âm thuần Việt. Để từ đó ta linh hoạt sử dụng có hiệu quả thẩm mĩ cao, hoặc hiệu quả dung tục cao trong từng ngữ cảnh cụ thể.

          Chẳng hạn như khi gọi tên cái bộ phận chỉ giới tính loài người, lúc hai giống đực và cái trong nhau, thì gọi đúng tên cái ấy  và hoạt động của hai cái ấy bằng từ thuần Việt, thì sự hưng phấn tăng theo cấp số nhân. Lúc trần truồng thì phải trần trụi mới hợp cảnh, hợp  tình và hợp lí. Cái lúc ấy mà đem lớp từ HV ra mà sử dụng thì thật là vô duyên.

          Khi một thầy giáo sinh học đóng bộ complet lên bục giảng các bài liên quan đến hệ sinh sản thì từ ngữ lại hiện lên một sắc thái trang trọng như một nhà mô phạm. Cũng những cái bộ phận ấy nhưng gọi nó bằng những thuật ngữ chuyên ngành: âm...dương... giao...

                  Tiếng Việt giàu đẹp bởi sự đa dạng, phong phú và tế nhị như vậy chứng tỏ người Việt ta thông minh và lịch lãm. 

           Tiếng Việt giàu và đẹp nhưng Tiếng Việt vẫn còn nghèo và xấu.

                                                                                  ( Còn nữa)

                                                   G T,  một đêm mưa tháng chín 2012