Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012

THƠ VUI của BÙI HOÀNG TÁM



1. Bài thơ về vú

           
Ngày xửa ngày... chưa xưa, để tuyên truyền cho chị em phụ nữ biết cách làm đẹp cơ thể, hai ti đều đặn, không bị "lệch lạc quan điểm" bên nhỏ, bên to, ngành y tế tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền cho chị em đang nuôi con nhỏ cách chăm sóc vú bằng rất nhiều băng zôn, khẩu hiệu.
Để thể hiện văn học luôn bám sát đời sống xã hội, phản ánh hiện thực cuộc sống mà các nhà "ní nuận" nước nhà gọi là Dòng văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, có bài thơ rằng:

                      Chị em ta khi cho con bú
                      Vú bên này và vú bên kia
                      Nhớ rằng luôn phải phân chia
                      Hôm qua vú nọ, hôm kia vú này....
Bùi Hoàng Tám tôi xin thêm mấy câu để khuyến cáo anh em:
                        Anh em táy máy cái tay
                        Hôm kia vú này, hôm nọ vú kia
                        Cả khi trót dại, ơ kìa...!
                        Nhớ rằng luôn phải phân chia cho đều.

            2. Bài thơ dự thi:
Vợ tôi dở dại dở khôn
Ngày dăm bảy bận dí  lồn vào thơ
Tôi thì ra ngẩn vào ngơ
Ngày dăm bảy lượt dí thơ vào lồn
Kỳ này trao giải Quý Đôn
Đề nghị xét cả cho lồn và thơ
Mấy tay giám khảo ất ơ
Lại đem bỏ tuốt cả thơ ra ngoài –
      (không xét thơ, chỉ xét cái …).

TIẾU LÂM



1. TÁI CHÍN và TÁI GIÁ


Một chị hàng phở góa chồng, vẫn đương xuân sắc.

Nhờ có duyên bán hàng, phở lại ngon nên lúc nào quán cũng đông khách. Trong đám khách, có một bác văn nghệ say đắm chị. Bác ấy sáng nào cũng ghé quán ăn phở để được ngắm chị, và rồi ngỏ lời cưới chị. 
Chị hàng phở cam phận giữa đường đứt gánh, quyết thờ chồng nuôi con. Nhưng bác kia không buông tha. Một tối, chị hàng phở mời người khách kia đến nhà chơi và đưa ra vế đối, hẹn rằng nếu đối được thì chị sẽ ...

Vế đối rằng:

 NẠC - MỠ nữa mà chi! Em nghĩ CHÍN rồi! Đừng nói em câu TÁI - GIÁ.
Bác kia choáng quá! Tự mày mò đối lại mà không được.

 2. ĂN CHO ÍCH VÀO THÂN
Có hai vợ chồng thầy ký nuôi một thằng ở, ngày nào cũng để nó ăn cơm nguội. Thằng ở tinh quái, nghĩ ra một kế xỏ chủ nhà. Một hôm cô ký đang ngồi ở đằng sau, thằng ở nói rằng: “Mình ở nhà này mới một tháng, chỉ ăn cơm nguội mà con c. to như thế này”.

Cô ký nghe thấy, cứ lẳng lặng đi ra. Từ đấy, bữa nào cũng bắt chồng ăn cơm nguội, cơm sốt thì cho thằng ở ăn. Chồng lấy làm lạ, hỏi mãi, vợ không nói.

Sau tức quá, nói to lên rằng: “Tại làm sao mà cứ bắt người ta ăn cơm nguội mãi thế”. Vợ bất đắc dĩ nói rằng: “Ăn cho ích vào thân, chứ tại làm sao mà căn vặn mãi”.

3. TẰM ANH ĐÃ ĐÓI CHƯA
Một phú ông có hai con gái xinh lắm. Một hôm thành gia thất chị, bố sai em đi xem người nào may khéo, để may nhiều quần áo lịch sự, mà may trong ba hôm xong. Cô ta đi đến một người bảo như thế.

Người thợ thấy cô ta xinh, muốn chim.

Khi cô ả đến giục thì anh ta ngẩn mặt ra, không nói đến sự may. Cô ta hỏi rằng: “Sao anh ngẩn mặt thế”. Anh ta nói rằng: “Bây giờ tôi có việc cần, chưa có thể may được”. Cô ta hỏi rằng: “Việc gì”. Anh ta nói rằng: “Bây giờ con tằm tôi nó đói, phải cho nó ăn bồ hôi người mới no được”. Cô ta hỏi: “Thế ăn bồ hôi tôi có được không?”.

Anh ta nói rằng: “Tốt quá”, rồi dắt cô ta vào phòng ...

Cô ta về nhà, một phút sau lại đến hỏi rằng: “Tằm anh đã đói chưa?”. 

                               (Theo truyện cười dân gian)

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

GỬI NHÀ VĂN TRẺ



Jorge Mario Pedro Vargas Llosa 

Lý Chiêm dịch
Jorge Mario Pedro Vargas Llosa (Nobel văn học 2010) được coi là một trong những nhà văn Mỹ La tinh vĩ đại nhất hiện nay (cùng với Juán Nepomuceno Carlos Pérez Rulfo Vizcaíno, Carlos Fuentes Macías,Jorge Luis Borges và Gabriel José García Márquez), là tác giả tích cực nhất, có thành công thương mại nhất trong không gian văn học này ở thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI. Các tác phẩm của ông được dịch ra hàng chục thứ tiếng nước ngoài và được chuyển thể điện ảnh.
Phần trích dẫn dưới đây từ “Những bức thư gửi nhà văn trẻ” (Cartas a un joven novelista) của Vargas Llosa sẽ giải mã vài bí mật “bếp núc” cho những người dám dấn thân vào văn học.

NHÂN TƯỚNG QUA CA DAO


Theo ca dao
Hình ảnh minh họa: internet
Không phải vô lý mà có câu:
“Trông mặt bắt hình dong
con lợn có béo thì lòng mới ngon”
Tướng diện con người bao gồm các yếu tố từ hình dáng, diện mạo, cách đi đứng, các chi tiết cơ thể (như râu, tóc, trán, tay, chân, ngực, tai, mũi, mắt…) lời ăn tiếng nói…
Từ xa xưa, người Việt luôn luôn nhìn nhận các yếu tố bên ngoài của cơ thể như một cách để giãi bày những nhận định, suy đoán về tính cách con người. Tất nhiên việc xem tướng như vậy không thể nói là chính xác nhưng đó cũng là sự đúc kết kinh nghiệm của người bình dân khi nhìn nhận về con người qua tướng mạo, hình thức.
Sự nhìn nhận đánh giá đó cho chúng ta thấy đời sống tinh thần của người bình dân hết sức đa dạng, phong phú thể hiện qua mảng ca dao nói về tướng mạo – tính cách.
Trong bài này, chúng tôi không nêu lại nhiều câu ca về đề tài này, người viết chỉ xin lược qua vài câu ca dao nói về nhân tướng tiêu biểu kèm theo vài hình ảnh minh họa vui và lạ:
Đàn ông không râu bất nghì
Đàn bà không vú lấy gì nuôi con

Cá tươi xem lấy đôi mang
Gái khôn xem lấy đôi hàng tóc mai

Người xấu duyên lặn vào trong
Bao nhiêu người đẹp duyên bong ra ngoài

Trán cao, mắt sáng phân minh
Là người học rộng, công danh tuyệt vời

Ngón tay thon thỏn búp măng
Tánh tình khoan nhã, thơ văn đủ mùi

Những người thắt đáy lưng ong
Vừa khéo chiều chồng, lại khéo nuôi con
        Và đã nói là đoán tướng, xem tướng thì nó có thể đúng, cũng có thể sai, song đúng hay sai gì thì những lời ca ấy vẫn tồn tại, vẫn có sức sống lâu bền, sống bằng cách của riêng nó dù chính dân gian cũng tự nhận định rằng:
Sông sâu sào vắn dễ dò
Đố ai lấy thước mà đo lòng người.


Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Hớt tóc Sài thành chiều khách từ A tới Z



Các cô thợ chẳng cầm kéo hoặc tông đơ, chỉ thấy bóp vai, pha nước cam cho khách uống rồi dìu vào phòng. Lát sau, ông khách trở ra mặt hớn hở, trong khi cô thợ đỏm dáng đi phía sau khi xốc lại váy áo, lúc chỉnh sửa nịt ngực...
Ở thành phố được gắn liền với biệt danh "Hòn ngọc Viễn Đông", dịch vụ "em út" nhiều không đếm xuể. Chỉ cần lượn vài vòng thành phố sẽ thấy khắp nơi, từ quán nhậu, quán cà phê đến quán bar, vũ trường, tiệm karaoke trương bảng tuyển nữ tiếp viên rầm rộ với yêu cầu tuyển dụng giản đơn "trẻ, đẹp, yêu nghề, dễ bảo".
Hớt tóc - loại hình dịch vụ tưởng chừng chẳng liên quan gì đến cái vụ mỹ nữ với hồng nhan nhưng ở đất Sài thành, dân kinh doanh tông đơ kháo nhau cái nghề gọt đầu cho mày râu mà thiếu bóng hồng coi như... trớt quớt!
Một bộ phận không nhỏ đấng tu mi nam tử ở "thành phố hoa lệ" này có cái thú vào tiệm hớt tóc phải có "mấy em" mới chịu. Tay nghề của các em ra sao họ chẳng quan tâm, chỉ cần mấy cô thợ nữ đỏm dáng, mặc sexy, chiều khách thì các ông khoái. Vì khoái mà có ông vào tiệm hớt tóc chỉ để được gội đầu, lấy ráy tai, hoặc nhổ tóc bạc và sau đó thì… "tiến xa". Và cũng vì khoái mà có ông đầu trụi lủi nhưng cứ dăm bảy ngày lại lén vợ chui vào tiệm cho mấy em... hớt tóc.
Ông Chín Thẩu (phường Phước Long B, quận 9) tuổi ngoài 50, tóc có mấy sợi loe hoe nhưng rất hay vào các tiệm tông đơ để được các cô thợ nữ... hớt tóc. Nói là thợ cho oai chứ kỳ thực những tiệm "hớt tóc dzui dzẻ" mà ông Thẩu chui đầu vào các cô thợ chẳng biết ất giáp cái việc ủi tông đơ hay xỉa kéo.
"Nói thiệt là các ẻm nó có hớt nhưng là hớt bằng mồm. Hớt vậy đã lắm, nhột lắm, đảm bảo hớt một lần là ghiền, là muốn hớt hoài, hớt mãi", ông Thẩu tâm tình khá sỗ sàng rồi huỵch toẹt: "Cái này thiên hạ hay nói là hớt tóc trá hình. Nói vậy nghe nó tệ nạn quá, gọi là hớt tóc dzui dzẻ thì đúng hơn bởi vô trỏng rồi cả khách và các em đều dzui. Khách dzui vì được các em trổ tài điệu nghệ phê thấu trời. Còn các em dzui vì có được thu nhập, có khi nhờ làm khách hài lòng mà được boa đậm".
Vì điểm tới lui là những tiệm hớt tóc nhạy cảm nên để tránh sự lồng lộn của "sư tử Hà Đông", ông Thẩu cùng ông bạn Sáu Bảnh (phường Long Bình, quận 9) thường đi "tác nghiệp" ngoài quận. Mỗi khi ngứa đầu ngứa tai muốn "đi gội lấy ráy", hai ông phải dạt sang các quận khác cho chắc ăn. "Lẩn quẩn trong quận dễ gặp người thân quen, sợ đến tai mấy bả khó tránh bi kịch bị xé xác lắm", ông Bảnh cho biết.
Rồi ông Bảnh chia sẻ: "Nói thiệt bà xã tôi nhìn oải lắm, lúc nào cũng nhàu nh, nhăn nhó, da thịt thì nhão nhoẹt nên chán, hay đi chơi bời. Tôi chỉ thích vào tiệm hớt tóc bởi so với các tiệm massage, quán karaoke, quán nhậu thanh nữ... thì vào tiệm hớt tóc an toàn, thoải mái, ít tốn kém hơn. Lúc nào căng thẳng chỉ cần lủi vào cho các em nó 'mần' là phê".
Nay hớt tóc, mai cạo mặt, ngày kia lấy ráy tay, ngày kế tiếp gội đầu... nên bộ đôi "cao thủ tông đơ" Chín Thẩu và Sáu Bảnh rành rẽ rất nhiều "con đường sung sướng" tập trung đông các tiệm hớt tóc nhạy cảm. Sau khi liệt kê hàng loạt địa điểm như đường Điện Biên Phủ, Phan Đăng Lưu (quận Bình Thạnh), đường Lê Hồng Phong, Sư Vạn Hạnh (quận 10)..., ông Bảnh bật mí, dạo gần đây ông và chiến hữu thường tới lui mấy quán ở quận Tân Bình, đặc biệt là đường Bạch Đằng gần khu sân bay: "Ở đó ok lắm, các em nó rất yêu nghề, khách muốn hớt kiểu gì cũng được chiều tới bến".
Ở đường Bạch Đằng, trên đoạn phố chỉ hơn 100 m nhưng có đến hơn chục điểm hớt tóc thanh nữ có các cô thợ ăn vận mát mẻ nổi tiếng "quậy tới bến" với màn hớt tóc bằng lưỡi, bằng môi…, bằng các động tác mơn trớn quái dị. Trong lúc cô thợ đỏm dáng ăn vận theo môtíp truyền thống "trống trên hở dưới" bận "hớt tóc" thì ông khách nằm dài trên ghế câu cổ hôn hít, ông thì táy máy "khám điền thổ" một cách thản nhiên. Có ông chẳng biết hớt tóc kiểu gì mà khi bước ra từ căn phòng đèn màu mập mờ thì mặt mũi bơ phờ. Hỏi ra mới biết vào vòng trong, tốc độ "hớt tóc" của cả khách lẫn thợ rất ác liệt nên khách mới… "mệt" như vậy.
Tại tiệm T.Đ, sau khi đón khách bằng động tác uốn éo lả lơi, nghe khách đòi hớt tóc, cô thợ phốp pháp õng a õng ẹo bảo "anh đi nhầm chỗ rồi, em hổng có biết mần cái món cắt gọt đâu, sở trường của em là... xoa với bóp thôi".
Trong khi đó, anh Trung (Việt kiều Canada) cho biết, được một số bạn bè từng về Việt Nam vui chơi mách bảo ở quận 1 có điểm hớt tóc đúng nghĩa "thiên đường" nên khi vừa tới sân bay Tân Sơn Nhất, anh lập tức "hú" taxi đưa đến tận nơi để được mục kích sở thị. "Đúng như đoạn clip mà một anh bạn chuyển cho tôi xem trước đó, tiệm này rặt gái với gái, cô nào cũng xinh tươi, ăn vận mát mẻ và phục vụ khách chu đáo tận tình". Anh bật mí: "Vào đây bạn đừng mong sẽ trở ra với mái đầu được cắt hớt như ý nhờ bàn tay khéo léo của cô thợ nào đó. Mấy cổ chỉ giỏi phục vụ khách các khoản khác thôi. Thông thường lúc đầu là màn bóp vai, vuốt keo tóc và sau đó muốn gì là việc của bạn".
Sợ rằng diễn tả của mình không đủ ý, anh Trung cho xem đường link liên quan đến tiệm hớt tóc được cánh Việt kiều trẻ hay các thiếu gia đang sinh sống tại Sài Gòn thường xuyên tới lui. Clip dài hơn 10 phút với em út lố nhố, nhún nhảy tươi vui. Khách vừa bước vào lập tức được dàn mỹ nữ ùa tới cúi chào lịch sự. Từ đầu đến cuối clip, chẳng thấy các cô thợ kia cầm kéo hoặc tông đơ, chỉ thấy bóp vai, pha nước cam cho khách uống và dìu khách đi vào phòng trong. Lát sau, ông khách trở ra mặt hớn hở, trong khi cô thợ đỏm dáng đi phía sau khi xốc lại váy áo, lúc chỉnh sửa nịt ngực...
Một lần vào tiệm như vậy, anh Trung bảo, phải "tiêu" ít nhất 1 vé (100 USD), có khi còn hơn, trong khi ở Canada, kiếm đỏ mắt cũng chẳng thể có kiểu hớt tóc "ngộ đời" như vầy. "Khi đã có trải nghiệm, tôi mới biết vì sao tiệm hớt tóc ấy được cánh Việt kiều gọi là "thiên đường". Tôi cũng hiểu vì sao khách vào đấy được chủ kinh doanh cho quay phim thoải mái. Bởi sau khi đốt khoản tiền khá lớn, khách còn là kênh quảng cáo miễn phí cho chủ tiệm khi phát tán đoạn phim cho bạn bè. Cứ thế người này truyền tai người kia, Việt kiều trẻ về nước là muốn đến thiên đường một lần cho biết. Và các thiếu gia lắm tiền ở Sài Gòn xem việc vào đấy tiêu tiền, giựt le với các cô thợ là đẳng cấp.
Lãnh đạo Công an phường 2 (quận Tân Bình) cho rằng, muốn dẹp thì phải có chứng cứ, muốn có chứng cứ thì phải bắt quả tang. Các chị em quá quen mặt công an địa phương nên chuyện bắt tận tay day tận mặt chẳng phải dễ. Dù vậy, sau khi nhận phản ánh, lãnh đạo Công an phường 2 đã lập biên bản, xử lý đóng cửa nhiều điểm... và hiện nay, nạn hớt tóc nhạy cảm không còn lộng hành như trước bởi đã có cả chục điểm bị triệt dẹp.
Theo An ninh Thế giới

Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

TỪ CHỨC - CHÓ CŨNG BỊ BỆNH THÀNH TÍCH


1. TỪ CHỨC
Sưu tầm

          Thời bao cấp, hai vợ chồng vừa mới cưới nhau được phân căn hộ tập thể cấp 4, mỗi nhà cách nhau bởi bức tường mỏng dính.
           Một buổi, cả hai giao hẹn với nhau:
          - Em à, để bảo mật cho sự riêng tư của đôi ta, chúng mình nên quy ước. Nếu em muốn rủ anh… tắt đèn ngủ sớm thì gọi là “làm ăn”, bữa nào anh hơi mệt thì anh sẽ trả lời “mất khả năng chi trả".
          - Hay quá, thế hôm nào mệt thì em sẽ từ chối khéo là đang “lạm phát” nhé. Quên nữa, hàng tháng anh cần nhớ là em sẽ có vài ngày “khủng hoảng".
          - Nhớ rồi. Còn cái này nữa, anh nói ví dụ thôi nhé, là mai mốt nếu chẳng may tình nghĩa đôi ta có thế thôi thì xin cứ nói với nhau là muốn “từ chức”, “miễn nhiệm”, chứ đừng dùng từ “ly hôn” hay “ly dị”, nghe buồn lắm!
          Được một thời gian, một đêm nọ, khi cả khu chung cư đang say giấc thì đôi vợ chồng này bỗng to tiếng kịch liệt với nhau:
          - Đã bảo giảm “lạm phát”, qua thời “khủng hoảng” rồi, mà cứ rủ “làm ăn” thì ông mở miệng than “mất khả năng chi trả”, là sao? Là sao? Giải trình ngay!
           - Bà thông cảm, đâu phải chỉ bà mới biết “làm ăn".
           - Á! Ra là ông có “đầu tư ngoài ngành”! Nói ngay, ông rải vốn những đâu, khai mau!
         - Thôi mà bà, thời buổi này có thằng nào không “đầu tư ngoài ngành” đâu, bởi càng được chiều chuộng thì vốn liếng càng dư dả, không kiếm chỗ rải nó… ức chế lắm!
          - Trời ơi là trời! Thế ông không thấy những thằng “đầu tư ngoài ngành” chỉ toàn lỗ lã hay sao? Còn ông, phen này tôi cho ông “miễn nhiệm” nhé!
            - Bà có gan thì cứ “miễn nhiệm”! Thằng này thà chết chứ không “từ chức”!

2. CHÓ CŨNG BỊ BỆNH THÀNH TÍCH
Trần Quốc Tiến

 Nhà tôi nuôi hai con chó, một con vàng và một con đen, cả hai con đều là giống chó quý.Nhiệm vụ cuả hai con chó là coi nhà và lùng bắt chuột quanh nhà.  
Chỗ nằm của hai con chó là bậc thềm trước của nhà,con mực bên phải,con vàng bên trái.Nhà tôi vườn rộng lại nhiều cây cảnh nên rất lắm chuột, sáng nào khi ngủ dậy mở cửa ra tôi cũng thấy ở hai bên cửa nhà cạnh chỗ nằm của hai con chó có hai con chuột bị cắn vỡ đầu nằm sóng sượt.
Đó là thành tích của lũ chó nhà tôi, đêm qua mỗi chó bắt được một con, chúng bắt được ở đâu đó nhưng bao giờ cũng tha về đặt cạnh chỗ nằm để báo cáo  với chủ. Tất nhiên đến bữa không bao giờ  tôi quên phần thưởng của chúng, mỗi con thêm một miếng cá hay một miếng thịt cùng với bát cơm ngon.
Thời gian cứ thế trôi đi. Bỗng một sáng khi mở cửa ra tôi chỉ thấy bên con vàng có con chuột mới bắt trong đêm, còn bên con đen không có, nó nằm co quắp buồn bã không dám nhìn tôi. Tất nhiên đến bữa ăn con lười không đi bắt chuột thì không được thưởng miếng thịt hay miếng cá mà chỉ được ăn cơm nguội với nước rau.
Nó vẫn ăn nhưng có vẻ ấm ức với con vàng. Ngày hôm sau nó lại lười nằm chơi mà không chịu khó đi lùng chuột và đến bữa tất nhiên nó không được thưởng gì cả, nhai uể oải bát cơm rau.
Sau mấy ngày nó nằm im tìm kế, rồi cái gì đến đã đến. Một buổi sáng như mọi buổi  sáng tôi thức dậy và mở cửa ra  kinh ngạc thấy bên chỗ con đen có con chuột chết rất to. Á à, hôm nay cu cậu lập thành tích lớn ! Được, được, trưa nay sẽ khen thưởng lớn.
Nhưng sao con đen lại nhìn tôi lấm lét thế nhỉ? Chắc là nó hận tôi mấy ngày qua cho nó ăn cơm nguội với rau. Để bù lại trưa hôm ấy tôi thưởng cho con đen cả một khúc cá to và một miếng thịt cùng với cơm ngon vì thành tích tuyệt vời của nó. Con chuột to nó bắt, tôi vẫn còn để vào một chỗ chưa đem chôn. Thưởng cho con đen xong tôi tìm con chuột định đem chôn thì phát hiện ra con chuột đã bốc mùi, có nghĩa là con đen đã đi tìm con chuột chết sẵn ở đâu đó tha về để lấy thành tích và được khen thưởng….
Tôi chết lặng người nhận ra rằng bệnh thành tích và sự giả dối của của con người đã lây cả sang loài chó mất rồi, hay là bệnh ấy vốn là bệnh của loài chó lây sang người thời nay thì tôi cũng chưa rõ.
Từ nay rất có thể sáng ra tôi sẽ chỉ nhìn thấy mấy con chuột đã chết từ lâu mà mấy con chó nhà tôi tha về để lấy thưởng vào mỗi bữa ăn…