Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

NHỮNG CÂU NÓI DÂN GIAN CÓ HÌNH TƯỢNG CON RẮN



Nhân dịp năm “con rắn quí”, MN lượm lặt, gom góp những câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ dân gian có sử dụng hình tượng con rắn để bạn đọc thông qua chuyện rắn mà ngẫm nghĩ thêm về chuyện nước, chuyện đời, chuyện người…
Nhân dân ta không chỉ quan sát loài rắn để rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc chung sống với con vật dữ dằn, bí hiểm này mà còn nêu lên những bài học ứng xử, những lời khuyên, những tiếng cười… về nhiều vấn đề trong cuộc sống.
Nếu bạn đọc còn tìm được câu nào hay, mời tham gia bổ sung ở phần cảm nhận cuối bài viết.
***
1. “Lươn nạp mình cho rắn”: Xuất phát từ hiện tượng thực cứ đến ngày “mồng năm tháng năm” hàng năm, lươn dù lớn dù bé cứ gặp rắn là mềm nhũn ra không bò được nên bị rắn bắt. Có khi rắn nhỏ mà lươn thì lớn, rắn nuốt không vô, nhả ra cũng không được, rồi cả hai cùng chết. Dân gian dùng hiện tượng này để ám chỉ những kẻ không hiểu sao lại tự dưng đem nạp mình cho kẻ khác vô điều kiện ! Đành rằng rắn có sức mạnh của rắn, lươn có phận của lươn - “núi sông bờ cõi đã chia…” sao lươn lại làm chuyện “nạp mình cho rắn” ! Thật là “hàng thần lơ láo phận mình ra chi” (Nguyễn Du) !
2. “Theo đóm ăn tàn”: Nghĩa đen của nó có lẽ xuất phát từ thói quen bản năng của loại rắn mái gầm: loài rắn nầy ngủ ngày, ăn đêm, đặc biệt thích nhấm nháp chất tro tàn, nhất là tro tranh. Các nhà khoa học giải thích là rắn thích theo đốm lửa, tầm nhiệt để săn mồi (chuột, nhái, cóc …). Nghĩa bóng của thành ngữ này nói về kẻ dựa hơi, cơ hội để hưởng lợi. Trong xã hội có lắm kẻ cơ hội ăn theo, thực ra thì bọn họ chả có tài cán gì, chỉ là một lũ “vẽ rồng vẽ rắn” nhưng nhờ có được chút quyền lực mà tha hồ thu vén quyền lợi cho cá nhân hoặc cho lợi ích nhóm

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

CÂU HÒ BẢ TRẠO


            Huỳnh Văn  Cát 

Nhà giáo Huỳnh Văn Cát và Nhà thơ Nguyễn Giúp

Hát “bả trạo” Quảng Nam còn có tên hát xạo. Hát xạo để vui cửa vui  nhà, để nụ  cười sãng khoái nở trên đôi môi thơm nồng mùi thuốc lá gò nổi nguyên  trinh.
Hát  “ba trạo” có  nhiều câu  rất tục ( thông  tục) và  cũng  có  nhiều  câu  rất thanh.
Cái không gian thơ mộng dưới ánh trăng vàng có lũy  tre xanh của ngày xa xưa  ấy đã và đang đi vào dĩ vãng! Nhưng cái hồn của của  nghệ sĩ dân gian vẫn rạng  ngời thể phách tinh anh qua câu hò lắng đọng.
Trăng tròn vàng vạnh rải dát vàng huyền ảo lung linh. Trai gái công khai ghẹo nhau. Cô nàng tuổi tròn đôi tám, nước  da bồ  quân, môi đỏ thơm nồng trầu xanh - cau tươi - vôi  trắng, mắt long lanh nhìn chàng trai đang say  mê tài sắc của  nàng, cất giọng bông  đùa:
Chàng ra  làm  chi  mà  mỗi  tháng  mỗi  ra
Chàng  ra  một  bận thì  thiếp khổ  ba  bốn  ngày
Nhanh như tia chớp, chàng:
Anh ở  trong  nớ  anh  mới ra
Cha mẹ  em có nhắn biểu  ông bà em  vô chơi.
Thâm thúy sao! ở trong  cái nớ có cha mẹ em chớ  đâu phải gì riêng anh?
Đương nhiên là vậy nhưng cô gái má lúm đồng tiền  lúng liếng vẫn tỉnh  bơ:
Hai bên thì  cỏ  mọc  rậm rì
Ở  giữa có  cái  khe nước  chảy  hỏi anh  đi  đừơng  nào?
Tiếng vỗ tay vang dội - tiếng cười  giòn tan - tiếng trầm trồ râm ran ồn lên sôi  động cả góc trời, rồi bỗng nhiên chùng xuống, rồi đột ngột lặng im để lắng nghe câu đối  lại:
Hai  tay anh  ôm chặt  hai  quả  đào
Dưới khe nước chảy, anh cắm sào  anh  nhảy  qua.
Dùng hình ảnh thiên nhiên thanh thoát để diễn đạt cái thanh cao thông  tục của đời thường sao mà  tài hoa đến  thế!
Ông bà ta, thiếu chữ - thừa  thông  minh, không biết phép tu  từ  ẩn dụ là  gì, không học trường viết văn nào hết, mà xuất khẩu  thành  thơ trong mọi tình huống.
Phải chăng ngôn từ chỉ là cái ngọn, cảm xúc mới là cái gốc? Gốc cảm xúc ăn sâu vào đất chất liệu trữ tình nên ngọn ngôn từ sum sê xanh tươi đỏ hồng hoa lá sừng sững trên sườn non  cao.
Đúng! Văn học dân gian là  nguồn  sữa  mẹ.


(Giao Thủy, những ngày giáp Tết Quí Tị)

TRĂM NĂM CÒN LẠI TẤM LÒNG MÀ THÔI


                            
             Huỳnh  Văn  Cát


Tất cả mọi  thứ trên đời này, cõi phù du  ảo ảnh, đều phải trôi theo cái  lẽ sinh,  tồn, hoại, diệt. Duy chỉ có một điều tồn lưu vĩnh viễn trong lòng NGUỜI, trong hồn NGƯỜI đến tận thế giới bên kia là  hai chữ:  Tâm và  Tình  chớ không phải Tài và trí.
Một năm  trôi theo  nhiều  năm về miền vĩnh cửu, ta còn lại tấm thân tràn trề  sức  sống, mái  ấm gia sum họp đông vui, bè bạn  thân  yêu và hồng nhan  tri  kỉ, bên cội mai già với hình thù quái dị  rêu  phong sực  nức mùi hương của nụ  hoa  vàng  tung  cánh.
Những  ngày   giáp   Tết năm  con  rắn Quí.
Nắng hanh gầy đủ  ấm  lòng người. Mưa lất phất đủ xanh cho cây đâm chồi  nẫy  lộc. Lạnh đủ nồng để mây tan thành màu sữa  đục tô điểm càn  khôn, để nuôi những đứa con  thơ,  trăng  sao vằng  vặc, lấp  lánh trong  đêm, vầng thái dương  rực rỡ  ánh hồng trong  mỗi  lúc “bình  minh  lên  nhịp  nhịp”(Bùi  Giáng) hay mỗi hoang  hôn  rướm máu cả trời  chiều.
Cả  một  khối tình ngưng tụ trong  lòng: với kẻ xa rời nơi  cố quận vì cuộc mưu  sinh mà  lang  thang nơi đất  khách quê  người tận  cuối bãi đầu  ghềnh, thì  hướng về  nơi quê cha  đất tổ, lòng  bùi  ngùi thắp lên một nén hương lòng; với người trụ lại chốn quê  hương cày  sâu  cuốc  chín  thì  tất bật  trên cánh  đồng lúa xanh, bùng  dâu, biền bắp theo câu  nông  vụ  tấn   thời  để được  thảnh thơi trong  ba  ngày  xuân  nhựt;  với  những tâm hồn  giàu  chất nhân văn  thì  thổn thức  bồi hồi  về  những  số phận không may trong tình  dân  tộc  nghĩa  đồng  bào.
 Tất cả  vũ  trụ  bao  la  và  lòng  người  khôn  cùng (trong cái hữu  hạn của những  đời  người  nối  tiếp  nhau  đi) hòa nhịp  trong  nhau  theo  gót  sen hồng của  nàng Xuân  xanh  diễm  tuyệt,  ta ngâm nga câu thơ:
“Trăm  năm  trước  thì  ta chưa  có
Trăm năm  sau  ta có  cũng  như  không
Cuộc  đời  có  có  không  không
Trăm  năm  còn  lại tấm  lòng  mà  thôi.”
                                                (không rõ tên tác giả)

                         (HVC - Giao  Thủy những  ngày  giáp  Tết Quí  Tị) 

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

THƯ GIÃN CUỐI TUẦN



Chuyện cười – st

1. CHỐNG THAM NHUNG


Một cán bộ đến gặp người làm biển quảng cáo:
- Làm một panô có nội dung: Công nhân xí nghiệp X. kiên quyết chống tham nhũng! Cỡ chữ to, giá bao nhiêu?
- Thưa anh, trọn gói là 250 nghìn đồng.
- Tốt, làm đi, ngày kia tôi lấy, ghi hoá đơn thanh toán tròn 1 triệu nghìn đồng nhé!
Phóng viên phỏng vấn một giám đốc:
- Thưa giám đốc, tại sao năm ngoái xí nghiệp ta báo cáo là năm "bản lề", báo cáo năm nay cũng nói là năm "bản lề"?
- Xin được hỏi lại anh, một chiếc cánh cửa có bao nhiêu bản lề? Và cả xí nghiệp tôi có bao nhiêu cánh cửa?
- !!!

2. MỘT CÁCH TRẢ NỢ
Cảnh sát giao thông chặn một chiếc xe, kiểm tra kỹ, mọi thứ đều không bắt bẻ vào đâu được.
- Thôi được, anh thật là một tài xế gương mẫu. Nào, làm vài ly vodka nhân ngày lễ!
- Ồ không !
- Yên tâm uống đi, hôm nay là ngày lễ mà!
Cụng ly xong, người đàn ông chui vào xe đi tiếp.
Cảnh sát móc máy bộ đàm ra gọi:
- Alô! Tớ còn nợ cậu 500 ngàn đồng phải không? Hãy lấy số tiền ấy từ chiếc Inova trắng sắp chạy qua nhé! Thằng cha lái xe vừa uống rượu đấy!

3. KHÔNG ĐỂ LẠI TANG CHỨNG
Bốn cô gái dự cuộc thi tuyển thư ký, đề bài như sau: "Một vị khách, sau khi làm việc với giám đốc, lúc ra về đã để quên trên bàn một phong bì tiền. Người thư ký cần phải xử lý như thế nào?".
Các bài thi làm xong, giám đốc lần lượt đọc các phương án.
Bài thứ nhất viết: "Tôi sẽ tìm người khách đó và trả lại họ".
- Người ta có quên đâu mà trả lại, bài này hỏng.
Tiếp đến bài thứ hai: "Nộp vào quỹ công đoàn".
- Ô hay, thế là được của miền xuôi, đem nuôi miền ngược à! Hỏng.
Bài thứ ba, khá hơn một chút: "Tôi sẽ đưa cho giám đốc, làm tiền tiêu riêng".
- Hừ, Nói toạc ra thế ư? Lộ liễu quá!
Bài thứ tư, tờ giấy trắng tinh. Giám đốc ngạc nhiên hỏi :
- Sao, cô không trả lời được à?
Cô gái nhanh nhảu đứng dậy, đến ghé sát vào tai ông giám đốc:
- Thưa sếp, em hành động như bài thứ ba ạ, nhưng sẽ không lưu lại bất kỳ giấy tờ nào liên quan đến số tiền đó.
- Cô này khá! Duyệt!

4. CÁI CUỐNG !

Bé gái chạy về cự nự với mẹ:
- Mẹ ơi, sao thằng Cò nhà cô Liên có cái "cuống" ở giữa hai chân mà con lại chả có. Con bắt đền mẹ đấy!
- Thôi nào, con gái ngoan của mẹ. Thằng Cò chỉ có một cái đó thôi, nếu con muốn, khi lớn lên con sẽ có nhiều cái hơn nó.

5. KHÁC BIỆT VĂN HÓA
Khi phát hiện trong cốc bia hơi có con ruồi:
- Người Mỹ hỏi lại chủ quán xem con ruồi thật hay ảo.
- Người Đức sẽ đổ cốc bia xuống sàn, trả tiền và ra khỏi quán.
- Người Anh sẽ mắng nhiếc chủ quán, đòi cốc khác.
- Người châu Phi ăn con ruồi, sau đó uống bia.
- Người Trung Quốc vứt con ruồi đi và uống bia.
- Người Việt Nam uống ngon lành, sau đó gọi chủ quán lại giới thiệu con ruồi và đòi cốc khác. Trước khi về còn cho người khách khác trong quán thuê lại con ruồi.

BÂNG KHUÂNG


                                                     
                            Huỳnh Văn  Cát


                       Sớm mai dậy nhìn cây nhớ gió,  
                       Làn sương mơ xa lắc cuối chân trời
                       Em hư thực thực hư huyền  ảo
                       Chút tinh ta xin gởi áng mây trôi 

                                       Giao Thủy 15/12/ Nhâm Thìn

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

TRỌN MỘT NIỀM VUI


                        Hùynh văn cát
                                                        Tặng Dũng và S.


                         Đời mênh mông tận  bờ  bến khổ 
                        Ta yêu đời nguyên vẹn thuở hư vô
                        Để mai  mốt  ta về đâu ai  biết !?!?
                        Nơi Trần  gian hay Địa ngục, Thiên  đàng ?

                        Hãy ghì chặt  nỗi  đau nhân thế
                        Hãy ôm nhau thành “nhị hỉ tâm hồn”
                        Hãy  xao xuyến trong bàng  hoàng thổn  thức …
                        Hãy dại khờ theo nhịp trái  tim em 
                        Hãy si mê theo từng  bông hoa  dại
                        Dọc đường quê và tận chốn non ngàn 

                        Hoa thượng uyển cao sang ta không  mến 
                        Bởi  vì ta là cát  bui  hồng  nguyên
                        Ngai hoàng đế dẫu ai mời không  thèm đến 
                        Bởi ngàn xưa ta ở  tận  non Tiên

                        Nơi cõi tạm phù du ảo ảnh 
                        Tình trăm  năm bất quá cũng  bạc đầu
                        Ta  đang chêt theo từng tờ lịch rụng
                        Ta đang đi đến tận cõi  vui sầu 

                        Màu áo ấy xanh vàng hay đỏ tím
                        Màu áo em mắt biếc với môi  hồng
                        Màu hoàng hôn trên đồi hoa  tím 
                        Màu thủy chung trong nghĩa vợ tình chồng

                        Đồi sim tím câu chuyện tình lãng mạn
                        Mà sắt son thương nhớ đến bạc  đầu
                        Là  nghệ sĩ nhiều khi tim rướm  máu 
                        Máu con tim theo huyết  lệ  nhạt  nhòa
                        Hữu  Loan Hỡi! MÀU HOA  SIM  TÍM
                        Bài thơ hay đến tận  muôn đời

                        Đại thi sĩ, thương ai, người đễu giã
                        Góp cho đời vô  số những vần thơ…

                        Thơ lãng mạn Diệu là người anh cả
                       “Khi chết rồi ta sẽ yêu ma”
                        Thơ tình ái đời đời bất diệt
                        Màu lung linh trong ngọc trắng ngà
                     “Tòa thiên nhiên dầy dầy sẵn đúc”
                       Ta mê li như bướm yêu hoa

                       Tư tưởng lớn gặp nhau trong cõi tạm,
                       Tình thi nhân chén rượu cuộc cờ 
                       Niềm vui trọn ta cùng ông đối ẩm
                       Dâng  hiến đời xin chỉ: Một  vần thơ.
                      
                                          Giao thủy 11/12/Nhâm Thìn

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

NĂM TỴ NÓI CHUYỆN RẮN




     Rắn là động vật không xa lạ gì với con người. Họ hàng nhà rắn xuất hiện từ thưở chưa có loài người. Theo kinh Cựu Ước thì con rắn có mặt trên vườn Địa Đàng trước khi chúa tạo ra loài người. 
     Đến hôm nay thì họ nhà rắn có cả hàng ngàn loài sống khắp nơi: có loài sống trên mặt đất, có loài thì sống trên cây, có loài sống trong hang, lại có loại sống dưới nước, trong các khe đá, bụi cây, mái nhà tranh, thậm chí nơi sa mạc khô cằn quanh năm không có một giọt mưa rắn vẫn sống được, dưới biển sâu vẫn có sự hiện diện của rắn, hai cực của trái đất quanh năm băng giá vẫn có mặt loài rắn...
     Rắn là động vật máu lạnh, lớp bò sát, không chân. Vì rắn “dị hình, dị tướng” nên dưới cái nhìn và trí tưởng tượng của con người, rắn là con vật bí ẩn gắn với nhiều câu chuyện li kì như rắn trả thù, rắn canh giữ kho báu, rắn thần... Nhưng đồng thời rắn cũng là con vật bị ghét bỏ, vì nó là con vật nguy hiểm. Nhiều người khiếp đảm khi nhìn thấy rắn.
     Theo mê tín thì ra đường gặp rắn là may nhưng cũng có khi là ngược lại. 
      Người miền quê thường cấm con trẻ không được huýt gió vào ban đêm, bởi họ cho rằng đó là tiếng gọi “người cõi âm” và đồng thời rắn lục là loài rắn cực độc tưởng tiếng huýt gió về đêm là tiếng “đồng loại” gọi, chúng sẽ tìm vào, rất nguy hiểm ! 
Toàn thân rắn được bao bọc một lớp da độc đáo giúp rắn trườn bò dễ dàng, khoảng 2 - 3 tháng rắn phải thay da một lần nên dân gian có câu “Rắn già rắn lột, người già người cột vào săng”.
     Rắn có loại hiền, có loại có nọc độc. Rắn hiền như rắn nước, rắn lửa, rắn rồng … Rắn độc như rắn hổ mây, rắn hổ đất, rắn hổ mang bành, rắn lục, rắn cặp nong, rắn mái gầm... Câu tục ngữ “Mái rầm tại chỗ, rắn hổ về nhà” ngụ ý rằng ai mà bị hai loài rắn độc này cắn không sớm thì muộn cũng tiêu đời.
      Thức ăn của rắn là các loài động vật như chuột, ếch nhái, tôm cá …
      Rắn có giá trị nhiều mặt về ẩm thực, y học, kinh tế và cả những ý nghĩa văn hóa dân gian nữa.
     Người Việt có sở thích dùng rắn để ngâm rượu, nhất là các loại rắn có nọc độc như rắn hổ, mái gầm … Tuy nhiên theo kinh nghiệm dân gian phải biết cách ngâm để rắn nhả bớt nọc ra, nếu không thì rượu rắn sẽ là một loại rượu độc. Rượu rắn thường có mùi tanh, nhưng theo dân gian thì đây là phương thuốc trị bệnh xương khớp, tăng lực rất hiệu quả. 
     Rượu rắn có loại tam xà tửu, hoặc ngũ xà tửu. Mỗi loại đều có cách ngâm riêng mới có hiệu quả sử dụng trị bệnh suy nhược cơ thể, tráng dương bổ thận. Nhiều người nói đây là loại rượu ông uống, bà khen và trong tủ rượu gia đình, thật không có gì bắt mắt bằng một bình rượu thủy tinh dầm các loại rắn khủng. 
     Bộ phận nào trong cơ thể rắn cũng có giá trị. Thịt rắn, mật rắn, da rắn, nọc độc của rắn... đều có tác dụng chữa bệnh phong thấp và chữa các bệnh thần kinh, đau nhức, tê liệt, bán thân bất toại, các cơn co giật...
     Có loại rắn ăn thịt được, có loại không ăn được vì độc tính cao. Thịt rắn được xếp vào hàng những món ăn bổ dưỡng, nhiều người còn cho rằng thịt rắn ngon hơn thịt gà. Từ rắn có thể chế biến thành rất nhiều món như: món da có súp da rắn, da rắn chiên dòn; món thịt có rắn xào xả ớt, rắn nướng… món chả rắn, nem rắn… Đặc biệt là món rắn tiềm thuốc bắc là món ăn bổ dưỡng cao cấp có công dụng chữa bệnh và bổ mát cơ thể.
     Rắn có nhiều lợi ích kinh tế như vậy nên người ta còn lập trại nuôi rắn để cung cấp những sản phẩm từ rắn cho nhu cầu thị trường. 
     Ở miền quê, nhiều người xem việc bắt rắn như một nghề có thu nhập. Muốn bắt rắn thì thường phải tìm hang rắn. Nếu miệng hang bóng láng, đó là rắn thường bò ra vào làm nhẵn đi. Miệng hang nào có màng nhện, không phẳng phiu hang đó không có rắn. Có thể dẫn theo chó săn, chó ngửi miệng hang và sủa dữ, vừa sửa vừa chạy xung quanh chắc chắn hang đó có rắn. Chó đứng trước miệng hang vừa sủa vừa cào xới đất, hang đó chỉ có chuột. Bởi chó không sợ chuột mà chỉ sợ rắn. 
     Chuyện nhiều người bắt rắn bằng bùa, chú khiến rắn trong hang bò ra nạp mạng thì cũng có nghe nói nhưng sự thật chưa biết ra sao?
     Cả Đông Y và Tây Y đều sử dụng nhiều chế phẩm từ nọc độc, xương, da, thịt rắn để chữa bệnh. 
Tây Y lấy con rắn làm biểu tượng cho ngành của mình nói lên sự thận trọng, tính khôn khéo của thầy thuốc cũng như thế cân bằng về tâm thần và thể xác khi chữa trị cho bệnh nhân.
     Con rắn là mô típ trang trí quan trọng trong nghệ thuật điêu khắc Phật giáo. Phật thoại đã mô tả cuộc đời của Đức Phật từ khi ngài mới đản sinh cho đến khi nhập cõi Niết Bàn đều có liên quan ít nhiều đến rắn thần Naga. 
     Hiện nay, ở các ngôi chùa cổ thường có hình ảnh rắn Naga ngự ở mái hoặc được chạm khắc trên cửa, trên một số công trình, vật dụng với ý nghĩa để xua đuổi tà ma và bảo vệ đạo Phật. 
Ngoài ra cũng có hình tượng rắn Naga trên những chiếc xe tang đưa người chết đến nơi hỏa thiêu tượng trưng cho vị thần đưa linh hồn người tốt lên cõi Niết Bàn.
     Trong các kinh sách Thiên Chúa có nói nhiều đến con rắn. Rắn được Thánh Kinh xếp vào loài “khôn”, “xảo quyệt” hơn các loài vật khác. Chắc chắn Chúa không muốn chúng ta trở thành xảo quyệt như rắn, nhưng Ngài muốn chúng ta “khôn ngoan” như con rắn. Vì vậy có lúc con rắn hiện ra như là vật tốt. Chúa dùng hình ảnh con rắn để tự ví về mình: "Xưa Mai Sen treo con rắn trên rừng thế nào, Con Người cũng sẽ bị treo lên như vậy, hầu cho mọi kẻ tin kính Ngài khỏi hư đi nhưng đuợc sống muôn đời". Và Ngài khuyên dạy chúng ta: "Hãy khôn ngoan như con rắn!". 
     Nhưng cũng có nhiều trường hợp con rắn tượng trưng cho một loài vật xấu dữ và còn được đồng hóa với chính Satan, thủ lãnh của ma quỉ. Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh con rắn để ám chỉ những kẻ cứng lòng không tiếp nhận lời giảng của Ngài: “Hỡi loài rắn độc kia, các ngươi thoát khỏi án lửa hỏa ngục làm sao được?”. Con rắn ở vườn Địa Đàng đã khéo dùng những lời lẽ độc hiểm để cám dỗ Eva và Adam phạm luật Chúa đưa loài người tới chỗ hư hỏng.
     Rắn là con vật được xếp thứ 6 trong 12 con giáp. 
     Rắn có vẻ suy ngẫm bí ẩn và ghét bị quấy rầy. Người cầm tinh con rắn thường gây ấn tượng, bí ẩn, khôn ngoan, hấp dẫn, lãng mạn … khiến người khác thấy lúng túng và bị quyến rũ. Một cuộc sống đầy xung đột và hỗn loạn không dành cho người tuổi rắn bởi lẽ họ thích tĩnh lặng thâm trầm, hướng nội hơn là hướng ngoại. 
     Năm Quí Tỵ tản mạn chuyện rắn để thấy được tính nhiều mặt có khi là trái ngược nhau của loài vật này. 
     Rắn đến, Rồng đi. 
     Cuộc đời vẫn là những chuỗi trò: rồng - rắn; dê – chó; chuột - mèo; trâu – ngựa; heo - gà
     Ngẫm ra có khi chuyện Rắn nói riêng và chuyện 12 con giáp nói chung cũng là chuyện của người cũng nên!

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

TA CHỜ EM


     
Tặng PTD, HS

Em nhan sắc huy hòang lộng lẫy  
Và kiêu  sa như một thiên thần
Dẫu một phút cũng chưa lần hạnh  ngộ
Ta vẫn cho em... không chút bâng khuâng.

Em nhan sắc nên trời xanh ghen ghét
Đường nhân gian khúc khuỷu lắm em ơi
Hãy vững bước nếu có lần vắp té
Và ung dung đối mặt với đời!

Qua bỉ cực sẽ đến ngày lai thái
Mầm tươi non theo lá úa chiều rơi
Hoa sẽ đỏ vàng tưoi sắc thắm
Mây mù tan xanh thắm màu trời  

Đây cõi tạm ta cùng về chung sống  
"Dẫu bạc đầu bất quá cũng trăm năm"
Thì em hỡi, hãy yêu thương trọn vẹn 
Tình trinh nguyên như mỗi sớm mai hồng 

Ta tha thiết yêu cuộc đời cay đắng
Mặn nồng chua  tanh lẫn cả ngọt bùi
Để mai một sẽ không hối tiếc 
Vi có em hiện hữu trên đời  

Ta chờ em cho đến lúc tàn hơi  
Trong ú ớ  ta vẫn chờ em đó  

Huỳnh Văn Cát
13/01/2013


Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

LẠI CỨ PHIÊU BỒNG


           Huỳnh Văn Cát

            Có gì buồn bằng bỏ nha ra đi, cái ngôi nhà mà mình yêu mình quí. Có gì vui bằng mình về lại mái nhà xưa còn nguyên vẹn vì có bạn vong niên đến chăm lo.
            Trong cõi “phiêu bồng lại cứ” ta cảm ơn cuộc đời trong đó có Em.

                                  CHÂN QUÊ (truyện dân gian hiện đại)

            Bây giờ ở Đà Thành có một chàng trai con nhà giàu nếm đủ mùi đời thượng vàng hạ cám. Con gái mất cái ngàn vàng thì không  lấy làm vợ, người bạn trăm năm sinh con đẻ cái nối gót tiền nhân, nên hắn tìm về dưới Chân Núi Lớn.
            Có một đứa con gái da chì tóc rối, nữ “thập tam”, chăn trâu được nó đem về nuôi dưỡng chăm sóc năm năm. Khi đứa con gái ấy đủ mười tám tuổi phổng phao như chim bồ câu, đẹp như nàng tiên giáng thế, nó thưa với đấng sinh thành đem trầu cau dạm hỏi, cưới xin để nó và cô gái đó nên vợ nên chồng.
Đám cưới linh đinh như ngày hội làng.
Đêm hợp cẩn giao bôi.       
          Tân lang và tân nương say nồng men ân ái. Khi cả hai đi dạo Vu Sơn lên tới đỉnh thiên thai, chàng trai Đà Thành thầm thì như rót mật vào tai cô nàng  dưới Chân Núi Lớn:
        -Trên đời nầy có ai đưa em đến tận bến bờ của cái sướng thấu óc như anh?
Cô nàng hôn thật sâu đôi môi hồng  hạnh phúc của  chồng, nhỏen một nụ cười  rât đổi chân quê:
       -Anh yêu ơi! Hồi em chăn trâu, mấy đứa nớ đã đưa em đến tận trời xanh.                                  anh mà kể vô?
“Thì ra trên đời nầy cũng lắm thứ Chân quê” chàng trai Đà Thành “ngậm hòn làm ngọt”.

                        Giao Thủy 10/01/2003