Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

DƯỚI LỚP VỎ NGÔN TỪ TRONG BÀI "MÃI CẦN CÓ NHAU" của nhà thơ Nguyên Âm

  Phạm Đạt Nhân

     Mãi Cần có nhau
 Buồn vui trong cuộc đời nầy
 Mai sau ai cũng xuôi tay lìa trần
 Dễ gì gặp được người thân
 Thời gian còn lại mãi cần có nhau
                      Nguyên Âm
 Bài thơ lục bát tứ tuyệt của Nguyên Âm trên đây được viết bằng những câu thơ mộc mạc , giản dị , chân phác , dễ nhớ , dễ thuộc . Những câu thơ như những lời nói thường kiểu “cà tửng “mới nghe ra như có vẻ tường thuật , mô tả , thông báo sự đời . Nhưng nếu bóc từng lớp vỏ ngôn từ ta sẽ thấy chừng như có một thông điệp gì đó mà Nguyên Âm muốn gửi gấm trong bài thơ nầy .
   Ngay trong câu thơ đầu , hai chữ buồn vui thật không đơn giản chút nào . Trong cõi hồng trần , đố ai , từ thứ dân đến vua chúa ; từ tiện dân đến quyền quý , không từng có những vui buồn trong đối nhân , xử thế . . Hai chữ buồn vui thật khó cắt nghĩa một cách tỏ tường , rành mạch . Vui buồn hay buồn vui không phải là một tình cảm đơn phương như “ vui “ hoặc “ buồn “ . Buồn vui luôn luôn là buồn vui với ai về điều gì đó . ( avec qu’un de quelque chose ).Người miền Nam thăm dò tình cảm của bạn bè : “ Lâu nay có buồn vui với tôi không mà không thấy tới chơi ? “
 Hoặc : “  Anh em nó có buồn vui  chi rồi !”…Thì ra hai chữ buồn vui báo hiệu tình trạng “ giờ không êm ấm nữa rồi “ ( ND ) trong mối quan hệ trước đó đã từng ấm êm .Buồn vui xảy ra trong mối quan hệ vốn tốt đẹp chẳng qua là sự bất bình , phàn nàn hoặc thống trách . Nó không gay gắt đến mức đối kháng , đối cực để trở nên mâu thuẫn , hận thù . Nhưng lâu ngày không hóa giải sẽ làm cho tình thân giữa hai người dần dần phai nhạt .   Một cách hóa giải hữu hiệu là ngồi lại để thương , lắng nghe để hiểu
   Nếu xét bài thơ trên thuộc thể thơ lục bát tứ tuyệt thì  câu đầu là câu khai ( khai , thừa , chuyển , hợp ) . Câu khai là câu bủa ý , câu thừa là câu làm rõ ý câu khai : “ Mai sau ai cũng xuôi tay lìa trần
Đó là chân lý hiển nhiên không cần bàn cải . Sống trên trần đời không ai là không chết . Vậy nên những buồn vui giận hờn không nên “ sống để bụng , chết mang theo “ làm gì . Vả lại cuộc đời ngắn ngủi quá , mong manh quá , “ buồn vui “ với nhau mà làm gì ? Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ ( TCS ) . Đi ngoài  đường , gặp một người thân , không kịp vẫy tay chào sẽ ray rứt ăn năn dường nào khi hay tin người đó đột ngột qua đời . .
 Câu thơ thứ ba là câu chuyển : Dễ gì gặp được người thân
Trong khi bài thơ tứ tuyệt thì câu ba là câu bản lề khép lại hai câu trên và mở ra câu hợp mang ý tổng kết . Từ khóa trong câu ba là từ ‘ người thân “ . Đã là người thân thì không dễ gì gặp được , cũng như đối với giai nhân khó gặp ( giai nhân nan tái đắc ) . Điều lưu ý ở đây là Nguyên Âm không nói “ gặp lại “ mà nói “gặp được ; gặp được gần nghĩa với có được …một cuộc gặp gỡ - hạnh ngộ . Gặp một người thân đúng nghĩa thật là không dễ dàng !. Thiền sư Trí Bảo đã từng khẳng định :
Tương thức mãn thiên hạ
Tri âm năng kỳ nhân
( Giao du khắp thiên hạ
Tri âm được mấy người )
Biết nhau thì dễ mà hiểu được lòng nhau mới là khó . Thường thì tương thức mà không tương tâm . Người thân mà tác gỉa muốn nói ở đây là người tâm phúc . Chữ “ phúc “ có nghĩa từ nguyên là bụng , bọc giấu ở trong , khúc nối trong lòng . Người tâm phúc sống trong da thịt của nhau .( être dans la peau de quelqu’un ). Người tâm phúc có thể hy sinh mạng sống cho nhau như Lê Lai liều mình cứu Chúa , như Kỷ Tín giả làm Hán Vương để cứu Lưu Bang thoát khỏi vòng vây của Sở Vương ( Hạng Võ ) .Trên đời nầy có được bao nhiêu “ người thân ‘ cở ấy ? Nói như Vũ Thành An “ Vạn người quen có mấy người thân , khi lìa đời có mấy người đưa ? “
  Tuy nhiên cũng không loại trừ trường hợp Nguyên Âm dùng từ người thân trong ngữ nghĩa là người cùng huyết thống , cùng giòng họ ..Nếu như vậy thì sẽ mâu thuẫn thì sẽ  với cụm từ “ dễ gì gặp được “ trước đó . Người anh em , bà con đâu có khó gì gặp , trừ khi bị thất tán , xiêu lạc .. Nếu như vậy thì phải nói là “ dễ gì gặp lại “ chứ không thể nói là gặp được . “ Người thân “ theo nghĩa tương tri , tâm phúc không nhất thiết là người cùng huyết thống . Người cùng huyết thống cũng không thể mặc định là người thân . Trên thực tế có những người anh em không xem nhau là tâm phúc ..  Như vậy không thể hồ đồ mặc định rằng hễ máu mũ là người thân .. Người thân mà không “ dễ gì gặp “ không những đồng tôn đồng tộc mà còn đồng tâm đồng chí , đồng hội tương lân . Từ tương lân đến tương thức , từ tương thức đến tương tri , từ tương tri đến tương tâm . Khổng Tử cho rằng : “Nhân chi tương tri , quý tương tâm “ ( người ta biết nhau quý ở chỗ biết lòng nhau ) . Bi kịch gia đình thường xảy ra khi những người thân không tương tri , không tương tâm vì ghét ghen , tự phụ , ích kỷ …Đó cũng là vấn đề không chính danh .Bài thơ kết thúc bằng một tâm nguyện chí thiết : “ Thời gian còn lại mãi cần có nhau “
Câu cuối có nhiệm vụ tổng hợp ba câu trên . Chính vì vậy mà ngày nào còn sống ngày đó còn cần có nhau . “ ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau “( TCS ) . Câu thơ mộc mạc , phác thực nhưng rất chân thành , thống thiết .Câu nầy có thể nói với người bạn tâm giao , tâm phúc , với người tình , với bạn đời ….đều tỏ lòng chung thủy sắt son . Cách nóí của Nguyên Âm tưng tửng, dí dỏm  và huỵch toẹt . Đây là tố chất trong thơ Nguyên Âm .
    Tần Hoài Dạ Vũ có nhận xét rất đúng về con người và thơ Nguyên Âm : “ Sống chân thành , viết chân tình , đây chính là hồn cốt của Nguyên âm “


    Bên trong lớp vỏ ngôn từ thô mộc , dân dã là những ý tứ thâm trầm , dung dị . Ý tứ ấy đã bộc bạch cả tấm chân tình suốt đời khao khát , suốt đời kiếm tìm : người thân . Ôi ! phải chăng vì “ Vạn người quen có mấy người thân ? !”


ĐIỂM MƯỜI

                     Tặng LVB

Anh ơi ! Em thấy lạ kì
Có chi em cũng muốn ghi điểm mười
Khi em nói: “Đã được rồi”
Anh xem như đấy là mười điểm hơn
“Khuyến mãi” thêm một nụ hôn
 Một vòng tay ấm, má hồng hây hây
Để anh cứ mãi ngất ngây
Mơ năm mơ tháng mơ ngày gặp em

                                  HC

CHÚT TÌNH EM GỞI

        H. C
   (tặng D.g)

Thương anh em đếm ngàn nhung nhớ
Vào lúc ngày lên ,luc nửa khuya
Anh ơi xin nhận tình em gởi
Mãi mãi bên nhau đến trọn đời

Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

NẮNG HẠ TƯƠNG TƯ

H.C

Trưa hè nắng đổ chang chang
Trời bao nhiêu nắng mơ màng bấy nhiêu
Hoa cà, màu áo em yêu
Bâng khuâng nhìn nắng lòng nhiều suy tư
Tiếng ai hư thưc thưc hư
Nhìn hoa dưới nắng tưởng như em về

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

ĐIỂM MƯỜI

     LVB

Cần chi điểm chín điểm mười
Miễn sao thấy mắt em vui được rồi
Chín mười cũng chỉ thế thôi
Chỉ cần em nói “được rồi đó anh"

Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

ĐIỂM MƯỜI

    G.C.

Rất vui vì tặng điểm mười
Vui hơn khi thấy nụ cười anh trao
Xa rồi vẫn còn ước ao
Gặp lại lần nữa anh trao điểm mười

ĐIỂM MƯỜI

    H C

Nhận được điểm chín là mừng 
Và nguyện phấn đấu không ngừng em ơi
Điểm mười mơi ước ao thôi
Chỉ lo điểm kém em cười cợt anh
Còn một điểm hãy để dành
Lần sau găp lại cùng tranh điểm mười

Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

ĐIỂM MƯỜI

  G.C.

Báo anh chẳng được điểm mười
Cho anh điểm chín em cười bâng khuâng
Nói xa rồi phải nói gần
Thôi còn một điểm để lần sau thêm
Anh cười lặng lẽ nhìn em
“Anh đành chờ vậy để xem thế nào”
Anh nè, anh có ước ao
Lần sau gặp lại em trao điểm mười


Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014

YÊU THI SĨ

                                                    G C

                                 Yêu thi sĩ ta đang đùa với bóng
                                 Từ lòng ta mơ vẽ bức tranh hồng
                                 Đến mai chiều khi nắng đẹp trời trong
                                 Nàng thơ đến mối tình ta tan vở

                                 Tình thi sĩ buổi đầu tiên bỡ ngỡ
                                 Chút bâng khuâng nhung nhớ sẽ vơi dần
                                 Nếu ai kia gặp lại bạn tri âm
                                 Tình yêu ấy sẽ như trăng yêu nước

                                 Yêu thi sĩ nếu tình yêu có được
                                 Của hôm nay là mộng ảo phù vân
                                 Qua tháng năm tình yêu ấy chết dần
                                 Ta tay trắng vẫn cứ là tay trắng

                                 Sáng mai đây tâm hồn ta chết lặng
                                 Mới cuối xuân sao cứ ngỡ đông tàn
                                 Ta ngẩn ngơ sao cà phê quá đắng
                                 Chẳng ngọt hơn dù đã bỏ thêm đường

                                 Ta để lại ngàn thương trăm nỗi nhớ
                                 Với tình xưa dù vơi cạn mặn nồng
                                 Chân cứ bước và tim mình chết lặng
                                 Giọt lệ buồn…
                                                    Không phải…
                                                                  Giọt mưa rơi…

                                                                       10.3 âm lịch

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

BÙA NÀO CHO EM (tiêp theo)

Huỳnh Văn Cát

Tiếng hát ngân nga câu hò đưa đẩy
Lúc bỗng lúc trầm khi nhặt khi khoan
Như rót mật vào tai người nghệ sĩ
Như thắm tình dâu bể lắm đa đoan 

Lá bùa yêu tưới xanh hồn nhân thế
Tưới hồng phách rạng những vần thơ
Ta và ai cùng một kiếp hoa nghiêm nặng nợ
Từ thiên thu cho tận đến bây giờ.

Bùa nào cho em! Ta thổn thức tình đầu
Bùa nào cho nhau có nghĩa lý gì đâu!?
Nếu tương ngộ như đôi dòng nước lạ
Giữa biển đời giả dối bao la

Lá bùa yêu là một bản tình ca
Là sáo vi vu là thơ diễm tuyệt
Là trởi đầy sao là vầng nhật nguyệt
Là ôm cả trần gian đến cõi đi về
10.3 âm lịch

BÙA NÀO CHO EM (tiêp theo)

 Huỳnh Văn Cát

Tà dương thoi thóp trên sườn dốc,
Giục cánh chim bay ở cuối trời
Lữ khách dặm xa chân bước mõi
Bến sông ngư phủ ngẫm chiều rơi

Có giọt nắng nào còn vướng lại
Khi màn đêm phủ xuống muôn nơi?
Có chút tình nào còn sót lại
Khi nhân tâm điên đảo tơi bời?

Chợt nghe tiếng..”sông xưa còn đó…”
Như ngàn xưa vọng lại câu câu hò…
Với tiếng trúc gởi hồn cho gió
Động lòng người ngọc ốm tương tư

Tiếng sáo trúc đâu bùa mê thuốc lú
KhúcPhượng Cầu thêm chột dạ Mị Nương!
Phút hạnh ngộ mới bùa mê thuốc lú
Mới bùa yêu kết khối tình Trương!
( còn nữa)