Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

ĐỜI LÀ BỂ KHỔ


            Huỳnh Văn Cát



          Theo thánh kinh cựu ước (Sáng Thế Kí), Đức Chúa Trời sáng tạo ra cõi Trần gian. Tất cả muôn loài đã được sản sinh. Đến ngày Thứ bảy, Chúa Trời sáng tạo ra, Adam và Êva, thủy tổ loài người để cai quản. Vì cả hai vợ chồng nghe lời rắn, ăn trái cấm nên Đức Chúa Trời nổi cơn thịnh nộ, đuổi cả hai ra khỏi vườn Địa Đàng. Từ đó đến nay loài người sống trong bể khổ của tội lỗi. Để cứu rỗi loài người, Ngài sai con một của Ngài giáng thế ở thành Bê-lê-hem vào lúc 1g00p ngày 25/12/0001 chịu đóng đinh trên thập tự giá, chết thay cho loài người. Như vậy Cõi người  này là bể khổ. 
Theo Đức phật Thích ca mâu ni, cuộc đời  là bể khổ, con người phải tu nhân  tích đức mới giải thoát khỏi vòng luân hồi luẩn quẩn. 
Kark Mark, nhà duy vật biện chứng pháp, cũng muốn tạo dựng một thiên đàng ngay trên trần gian vì trần gian này quá khổ đau! 
          Duy vật biện chứng, duy tâm và duy linh gặp nhau : ĐỜI LÀ BỂ KHỔ (còn cách cứu rỗi, giải thoát, giải phóng thì khác nhau).
          Như vậy,  BỂ KHỔ LÀ CẢ CUỘC ĐỜI, HẠNH PHÚC CHỈ LÀ CÁNH BUỒM NÂU THẤP THOÁNG.

          Huỳnh Quang Thuận, tiến sĩ lộng giả thành chơn, cho ra đời tập thơ ‘Thi Vân Yên Tử” ( dư luận xôn xao) .
Mình thấy Trần Mạnh Hảo nói rất đúng. Quang Thuận chỉ giỏi nịnh hót cấp trên để lòe thiên hạ chứ thực ra thơ của Thuận ở bậc tầm tầm (nếu không nói là tầm bậy). Lếu láo như vậy là quá trớn rồi đấy Thuận ạ! Nobel  văn chương quái gì cái loại thơ vô hồn giả cầy đó.
Hữu thỉnh chỉ giỏi làm thơ theo cảm xúc, kiến thức còn hạn chế nên không ngó trước nhìn sau. Kể ra cũng tội cho thuyền  nhỏ chở đầy, người yếu gánh nặng. Nếu không có ĐCSVN lèo lái thì Hữu Thỉnh chìm xuồng. Các ông đang sống trong bể trầm luân của cuộc đời mà tưởng mình là ông trời cho nên sự thể mới như vậy. 
Mình là một nhà giáo VN chân chính hơn 37 năm cầm phấn dạy học trò, cảm thấy xấu hổ cho nền thơ ca VN đương đại.

          Cái sướng thấu óc thì thằng người nào cũng như nhau cả . Cái khổ thì mỗi thằng người có mỗi cái khổ riêng.
          Người nông dân cực do nắng, do mưa, do bão, do lụt... Họ khổ vì bị cướp đất (từ thời phong kiến ...), khổ vì bị bọn thương lái Trung Quốc ép giá, lừa đảo đủ kiểu ...
          Ông thầy giáo cực vì đồng lương quá thấp nên phải dãi nắng dầm mưa cuốc đất hoặc chạy vạy “Kiếm ăn từng bữa toát mồ hôi” ( Tú Xương). Ông thầy giáo khố vì mấy em ngựa chứng sân trường, khổ vì sách giáo khoa viết bậy mà vẫn phải dạy. Và bao nhiêu điều khác nữa.  
Mấy ông quan chân chính ngày xưa cực vì lo cho quốc thái dân an và khổ vì  lo chống lại bọn gian thần quyền thế (kẻ thù trong nội bộ rất khó loại trừ). Cán bộ chân chính của ĐCSVN cực vì đồng lương quá thấp, khổ vì thù trong giặc ngoài, thù trong là bọn tham nhũng, giặc ngoài là bọn tàu lạ đang hoành hoành trên biển Đông.

Tối ni, ngồi chơi với bạn bè thân thiết (NA, Hồ Nam, Phúc (Cẩm Lý), trong chén tạc chén thù, tâm tình tới bến, NA đọc thơ “XIN”: Người ta xin bảy xin năm/ Còn anh xin nửa đêm nằm với em/  Được rồi lại muốn xin thêm/ Kẻ cho người nhận khát thèm như nhau); mình nhìn vào đôi mắt đầy cảm xúc của giai nhân đọc bài thơ XIN (LVB) (Người ta xin bảy xin năm/ Còn anh xin một phần trăm thôi mà/ Xin nhiều thì sợ em la/ Xin ít cứ ngỡ như là chưa xin/ Thôi thì nhiều ít tùy em/ Miễn cho tí chút là hên lắm rồi/ Sao em không chịu trả lời/ Hay là em định cho tôi cả mười).
Cả bàn bình luận: A và B giống nhau ở điều ước muốn nhưng lại khác nhau ở cách xin. Phong cách thơ ca mỗi người mỗi khác nên không ai giống ai. Nếu Thi Vân Yên Tử (Huỳnh Quang Thuận) được đề nghị nhận giải Nobel thì hai bài thơ này còn xứng đáng hơn nhiều.
          Đang bình luận thơ thì giai nhân có đôi mắt đẹp vừa cười vừa nói “Đời là bể khổ thì chúng ta phải bơi cho nó sướng”. Phúc (Cẩm Lý ) nhìn thẳng vào đôi mắt giai nhân nói “Nếu đời là bể khổ, tụi anh tuổi ngoại tứ tuần thì bơi được mấy xí lắm mà lại ...sướng...hả em?
          Thì ra trong cuộc đời này cũng lắm chuyện lôi thôi vì chuyện SƯỚNG-KHỔ.

                              Giao Thủy, 10g 10 ngày 20.8.2012
                                            (Quí tặng : NA, HN, P...)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét